Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông,

Câu hỏi số 775717:
Thông hiểu

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng mới đọc sách. Thế nhưng, chúng ta lại có đến 70% người dân sử dụng Internet, nằm trong nhóm đầu thế giới.

Mặc dù Việt Nam vẫn thường xuyên phát động phong trào đọc sách thông qua nhiều hoạt động thiết thực như ngày hội đọc sách, triển lãm sách. nhưng theo thống kê, trung bình một người Việt Nam chỉ đọc 4 cuốn sách/năm. Trong số đó có đến 2,8 cuốn là sách giáo khoa; 1,2 cuốn còn lại là thể loại sách khác. So sánh với Singapore, trung bình người dân nước này đọc 14 cuốn sách mỗi năm, người Nhật là 20 cuốn. Qua đó, có thể thấy việc đọc sách của người Việt Nam thấp hơn rất nhiều.

Từ trước đến nay khi nhắc đến thư viện, mọi người thường liên tưởng đến những căn phòng chất đầy sách, tài liệu giấy. Thực tế hiện nay xu hướng chuyển đổi số đang từng bước thay đổi phương thức hoạt động của các thư viện truyền thống, mở ra một kỷ nguyên mới mà ở đó, sách giấy không còn vị trí độc tôn. Phương thức đó là thư viện điện tử hay còn được gọi là thư viện số. Cùng với thư viện điện tử, thói quen đọc sách cũng bắt đầu thay đổi, ngày càng nhiều người tiếp cận với văn hóa đọc trên nền tảng số, đặc biệt là giới trẻ.

Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam cũng đang hình thành một thói quen mới cho người đọc sách hiện đại - thói quen nghe sách. Đây được cho là kết quả xuất phát từ chính nhu cầu có thực của những người trẻ hiện đại, những người không có nhiều thời gian nhưng vẫn muốn được trau dồi kiến thức. Để thích ứng với câu chuyện chuyển đổi số, nhiều nhà xuất bản đã mở thêm kênh xuất bản sách điện tử, từ thể loại lật đơn giản như sách truyền thống đến sách tương tác, sách 3D, hay gần đây nhất là sách nói. Dù có những ưu điểm như cập nhật nhanh, lưu trữ tốt, nhiều người cũng đặt ra những lo ngại liên quan đến loại hình sách điện tử như ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng thiết bị điện tử để đọc sách quá lâu, chất lượng sách

Sách giấy truyền thống hay sách điện tử cùng tồn tại song hành và phát triển để mang đến cho người đọc trải nghiệm, kênh văn hóa đọc đa dạng hơn, tốt hơn sẽ là xu thế trong thời gian tới. Nhận định về vấn đề này nhiều chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy văn hóa đọc phát triển, sẽ không thể chỉ kêu gọi người dân đọc nhiều hơn, mà điều quan trọng nằm ở việc nâng cao chất lượng sách từ tác giả đến các nhà xuất bản.

Sách điện tử được dự báo sẽ là xu hướng của thời đại. Tuy nhiên thị trường sách in truyền thống sẽ vẫn tồn tại như một phương tiện không thể thiếu để truyền bá thông tin, kiến thức. Và mỗi đối tượng độc giả lại có sự lựa chọn khác nhau giữa sách điện tử và sách giấy, hai loại sách này sẽ luôn song hành phát triển, hướng tới mục đích đưa nhiều cuốn sách hay đến với độc giả, góp phần nâng cao văn hóa đọc trong xã hội.

Sách chính là kho tàng kiến thức vô giá về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của nhân loại. Đọc sách là con đường ngắn nhất giúp chúng ta tích góp được mọi tri thức từ cơ bản đến chuyên sâu ở mọi lĩnh vực của nhân loại để có thể phát triển bản thân mình ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy quan tâm, phát triển văn hóa đọc chính là nâng cao dân trí, tạo nền tảng quang trọng để phát triển của mỗi một quốc gia.

1. Văn bản cho biết những hình thức sách điện tử nào đang ngày càng phổ biến?

2. Theo em, vì sao nói rằng sách giấy và sách điện tử sẽ “song hành phát triển” trong tương lai?

3. Tác giả cho rằng đâu là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy văn hóa đọc? Em có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao?

4. Từ nội dung văn bản, em hãy nêu những giải pháp cụ thể để phát triển văn hóa đọc trong thời đại chuyển đổi số.

Quảng cáo

Câu hỏi:775717
Phương pháp giải

Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích

Giải chi tiết

1. Các hình thức sách điện tử phổ biến gồm: sách tương tác, sách 3D, sách nói, và sách điện tử lật trang giống sách giấy.

2. Vì mỗi loại sách có ưu điểm riêng: sách giấy tạo cảm giác truyền thống, dễ tập trung, trong khi sách điện tử tiện lợi, dễ truy cập, cập nhật nhanh. Cả hai đều hướng tới mục tiêu chung là lan tỏa tri thức, nên sẽ cùng tồn tại để phục vụ nhu cầu đa dạng của người đọc.

3.

Tác giả nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng sách từ tác giả đến nhà xuất bản là yếu tố quan trọng.

Học sinh có thể đồng tình hoặc không, nhưng cần lý giải rõ ràng:

Nếu đồng tình: vì sách hay, chất lượng mới giữ chân người đọc và tạo thói quen đọc lâu dài.

Nếu không: có thể lập luận rằng cần kết hợp nhiều yếu tố khác như giáo dục, truyền thông, công nghệ...

4.

Khuyến khích thói quen đọc hằng ngày, kết hợp giữa sách giấy và sách điện tử.

Xây dựng thư viện số trong trường học.

Tổ chức hoạt động như “giờ đọc sách online”, “thi viết cảm nhận về sách”.

Nhà xuất bản cần cải tiến công nghệ: sách 3D, audio book chất lượng cao.

Tăng cường truyền thông về lợi ích của việc đọc sách.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com

>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY

Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com