Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, văn hóa đọc ngày càng có

Câu hỏi số 775719:
Vận dụng cao

Trong xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, văn hóa đọc ngày càng có điều kiện phát triển khi người đọc có thể tiếp cận với những cuốn sách giá trị ở mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị thông minh.

Vậy làm gì để phát triển văn hóa đọc trong thời kì chuyển đổi số?

Viết bài văn trình bày quan điểm của em.

Quảng cáo

Câu hỏi:775719
Phương pháp giải

Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, phân tích,…

Giải chi tiết

I. Mở bài

- Giới thiệu về vai trò của văn hóa đọc trong xã hội hiện đại:

- Là nền tảng để phát triển tri thức, tư duy phản biện và nhân cách con người.

- Trong thời kỳ chuyển đổi số, với sự phát triển của công nghệ, văn hóa đọc có nhiều cơ hội để phát triển.

- Nêu vấn đề nghị luận: Vậy chúng ta cần làm gì để phát triển văn hóa đọc trong thời đại số?

II. Thân bài

1. Giải thích vấn đề

- Văn hóa đọc là gì?

Là thói quen, sở thích và kỹ năng đọc sách nhằm tiếp nhận tri thức và phát triển bản thân.

- Chuyển đổi số là gì?

Là quá trình ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục và tiếp cận tri thức.

Mối liên hệ giữa văn hóa đọc và chuyển đổi số:

Công nghệ mở ra cơ hội tiếp cận sách mọi lúc, mọi nơi thông qua sách điện tử, audio book, thư viện số...

2. Thực trạng văn hóa đọc hiện nay

- Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, dần xa rời sách giấy, thích nội dung ngắn, nhanh.

- Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng giúp việc đọc trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn.

- Sự phát triển của các nền tảng số: Kindle, Wattpad, TikTok Book, YouTube review sách...

3. Làm gì để phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số?

a) Về phía cá nhân người đọc

Tự xây dựng thói quen đọc mỗi ngày, dù là đọc trên điện thoại, máy tính bảng, hay sách giấy.

Kết hợp các hình thức đọc hiện đại: nghe sách nói, đọc eBook, xem video phân tích sách.

Chọn lọc thông tin, ưu tiên các nội dung có chiều sâu thay vì đọc lướt, đọc "giải trí".

b) Về phía gia đình

Tạo môi trường đọc cho trẻ từ nhỏ, kết hợp sách giấy và sách điện tử.

Cùng con đọc và chia sẻ về những điều học được từ sách.

Hạn chế sử dụng thiết bị công nghệ chỉ để giải trí.

c) Về phía nhà trường và xã hội

Đưa văn hóa đọc vào chương trình học, tổ chức các giờ đọc sách sáng tạo.

Khuyến khích học sinh sử dụng công nghệ để làm dự án liên quan đến sách: review, thuyết trình, podcast...

Đầu tư phát triển thư viện điện tử, ứng dụng đọc sách miễn phí, hệ thống hóa tài nguyên tri thức online.

d) Về phía các nền tảng công nghệ

Xây dựng các ứng dụng đọc thông minh: đánh dấu, ghi chú, chia sẻ đoạn trích hay...

Kết nối cộng đồng yêu sách qua mạng xã hội, tạo sân chơi để trao đổi tri thức.

4. Mở rộng

Văn hóa đọc không chỉ là đọc sách, mà còn là cách con người tiếp nhận tri thức một cách chủ động, sâu sắc và có chọn lọc.

Phát triển văn hóa đọc cũng là phát triển con người hiện đại: biết chọn lọc, phân tích và sáng tạo thông tin.

III. Kết bài

- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc trong thời đại số.

- Nêu suy nghĩ cá nhân:

Chuyển đổi số không làm mất đi văn hóa đọc, mà là cơ hội để nó lan tỏa mạnh mẽ hơn nếu biết tận dụng đúng cách.

Mỗi người trẻ cần chủ động tiếp cận và lan tỏa tinh thần đọc trong cộng đồng.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com

>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY

Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com