Đường tròn
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 131:
Cho tam giác cân có cạnh đáy bằng 10 cm, các cạnh bên bằng 13 cm. Tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác.
Câu hỏi số 132:
Cho tam giác cân OAB trong đó OA = OB và góc AOB = α, một đường tròn (O ; R) với R < OA. Hạ đường cao OH cùa tam giác OAB và kẻ từ A, B các tiếp tuyến AM, BN với đường tròn (O ; R) sao cho chúng không đối xứng với nhau qua OH. Gọi giao điểm của các đường thẳng AM với BN là I. Chứng minh rằng độ lớn góc AIB không phụ thuộc vào R.
Câu hỏi số 133:
Cho góc xAy và một điểm M nằm trong góc ấy. Tìm trên Ax một điểm I sao cho khoảng cách từ I đến Ay bằng IM.
Bài 134:
Cho điếm M nằm ngoài đường tròn (O ; R). Các tiếp tuyến MA, MB kẻ từ M tới (O ; R) có độ dài bằng a và tạo với nhau một góc α.
Câu hỏi số 1:
Tính bán kính R theo a và α.
Câu hỏi số 2:
Dựa vào câu (1), hãy nêu tên phương pháp tính bán kính đáy của một chiếc cột hình trụ, của một cái chum đang đựng đầy nước.
Bài 135:
Cho điểm M nằm ngoài đường tròn (O ; R). Kẻ tiếp tuyến MA và cát tuyến MBC đi qua O.
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rằng các tam giác MAB và MCA’ đồng dạng. Suy ra MA2 = MB.MC.
Câu hỏi số 2:
Tính R, biết MA = 20 cm ; MB = 8 cm.
Câu hỏi số 136:
Cho hai đường tròn đổng tâm (O ; R) và (O ; R√3 ). Hai tiếp tuyến Mx, Ny tương ứng của hai đường tròn đó cắt nhau tại một điểm I tạo thành = 30°. Tìm tập hợp điểm I.
Câu hỏi số 137:
Cho hai điểm A, B một đoạn thẳng R và một góc α. Dựng một đường tròn đi qua A, có bán kính bằng R sao cho góc giữa các tiếp tuyến kẻ từ B đến đường tròn đó bằng α.
Bài 138:
Cho hai đường tròn (O) và (O’). Một tiếp tuyến chung ngoài MM', một tiếp tuyến chung trong NN’ (M, N nẳm trên (O), M', N’ nằm trên (O’). Các đường thẳng MM', NN’ cắt nhau tại tiếp điểm P và các đây MN, M’N’ cắt PO, PO’ tương ứng tại các điểm Q, Q’.
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rằng các tam giác MPO, M’O’P đồng dạng, suy ra =
Câu hỏi số 2:
Chứng minh rằng =
Câu hỏi số 3:
Kéo dài MQ, M’Q’ cắt nhau tại điểm I. Chứng minh rằng ba điểm O, I, O’ thẳng hàng.
Câu hỏi số 139:
Phát biểu và chứng minh bài toán tương tự bài toán đối với các tiếp tuyến chung trong của hai đường tròn (O) và (O’).
Bài 140:
Cho hai đường tròn (O) và (O’). Các tiếp tuyến chung ngoài MN, PQ (M, P nằm trên (O) ; N, Q nằm trên (O’)).
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rẳng MN đối xứng với PQ qua đường thẳng OO'
Câu hỏi số 2:
Chứng minh rẳng bốn điểm M, N, P, Q nằm trên một đường tròn.
Câu hỏi số 3:
Nối MQ cắt (O), (O’) tương ứng tại các điểm thứ hai A, B. Chứng minh MA = QB.
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com