Đường tròn
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 151:
Chứng minh rằng trong một đường tròn (O) nếu dây AB vuông góc với dây CD tại trung điểm I của CD thì dây AB là đường kính.
Bài 152:
Cho đường tròn (O ; R) trong đó có các dây AB, CD và DE với các đường vuông góc tương ứng OH, OI, OK.
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rằng nếu AB = CD thì OH = OI và đảo lại
Câu hỏi số 2:
Chứng minh rằng nếu CD = DE thì tia Dx kẻ qua O là tia phân giác góc CDE.
Câu hỏi số 3:
Hai đường thẳng AB, DC cắt nhau tại M. Giả sử B nằm giữa A và M và C nằm giữa D và M. Chứng minh rằng nếu MB = MC thì AB = CD và đảo lại.
Câu hỏi số 4:
Dựng hình bình hành có hai đỉnh đã cho sao cho hai đỉnh còn lại nằm trên một đường tròn đã cho.
Bài 153:
Cho đường tròn (O) với hai dây song song AB và CD. Gọi các trung điểm của AB, CD lần lượt là I, K.
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rằng I, K, O thẳng hàng.
Câu hỏi số 2:
So sánh AC với BD; AD với BC.
Câu hỏi số 3:
Chứng minh rằng nếu một đường tròn đi qua ba đỉnh của một hình thang cân thì cũng đi qua đỉnh còn lại.
Bài 154:
Cho một hình bình hành ABCD, I là giao điểm của hai đường chéo; đường tròn (O; R) đi qua ba điểm I, A, B và đường tròn (O'; R') đi qua 3 điểm I, C, D
Câu hỏi số 1:
So sánh R và R'
Câu hỏi số 2:
Ngoài điểm chung I, hai đường tròn (O ; R) và (O' ; R') còn điểm chung nào nữa không, tại sao?
Bài 155:
Cho bốn điểm A, B, C, D nằm trên cùng một đường thẳng theo thứ tự đó.
Câu hỏi số 1:
Hãy dựng đường tròn (O), (O1), (O2), (O3) có đường kính là AD, AB, BC, CD.
Câu hỏi số 2:
Chứng minh rằng mọi điểm nằm trên (O1), (O2), (O3) không kể hai điểm A và D đều nằm trong (O)
Câu hỏi số 3:
Chứng minh rằng mọi điểm nằm trên (O2) không kể hai điểm B và C đều nằm ngoài (O1) và (O2)
Câu hỏi số 156:
Cho một hình vuông ABCD, cạnh bằng a. Một đoạn thẳng MN có độ dài thay đổi, M chạy trên AB, N chạy trên AD sao cho chu vi tam giác AMN luôn luôn không đổi và bằng 2a. Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ C xuống MN. Chứng minh rằng H luôn luôn nằm trên một đường tròn cố định
Bài 157:
Cho một đoạn thẳng cố định AB có độ dài bằng 2a. Gọi I là trung điểm của AB, K là trung điểm của IB. Trên tia Kx kẻ tùy ý, lấy một điểm M sao cho =
Câu hỏi số 1:
So sánh hai tam giác KMB và MAB
Câu hỏi số 2:
Tìm tập hợp điểm M
Câu hỏi số 3:
Dựng điểm M với a = 3 cm, = 1200 (không dùng thước đo góc )
Bài 158:
Cho đường tròn (O ; R) và một điểm M nằm trên ( O; R). Dựng điểm N sao cho MN vuông góc với OM đồng thời MN có độ dài bằng a cho trước
Câu hỏi số 1:
Tìm tập hợp điểm N
Câu hỏi số 2:
Tìm tập hợp chân đường vuông góc hạ từ M xuống ON
Câu hỏi số 3:
Tìm hệ thức giữa a và R để cho đường tròn (O; R) là tập hợp trọng tâm của ∆ MON
Bài 159:
Cho tam giác cân ABC (AB = AC), trung điểm I của BC, giao điểm H của các đường cao AD và CE
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rằng các điểm D, E nằm trên đường tròn đường kính BC.
Câu hỏi số 2:
Chứng minh rằng bốn điểm A, B, I, D nằm trên cùng một đường tròn. Xác định tâm O và bán kính R của đường tròn đó rồi vẽ nó
Câu hỏi số 3:
Xác định tâm O' của đường tròn đi qua ba điểm C, D, H. Ngoài điểm D ra, hai đường tròn (O) và (O') có còn điểm nào chung nữa không ? Tại sao ?
Câu hỏi số 4:
Có nhận xét gì về góc giữa hai đường thẳng OO' và ID. Chứng minh điều đó
Câu hỏi số 5:
Chứng minh rằng bốn điểm O, I, O', D cùng nằm trên một đường tròn
Bài 160:
Cho ba dây AB, BC, CA của một đường tròn (O; r) trong đó AB là đường kính.
Câu hỏi số 1:
Chứng minh = 900
Câu hỏi số 2:
Tìm tập hợp điểm I nhìn đoạn thẳng AB đã cho dưới một góc vuông.
Câu hỏi số 3:
Dựng tam giác vuông ABC có cạnh huyển AB cố định đã cho bằng 5 cm, cạnh góc vuông AC = 3 cm.
Câu hỏi số 4:
Dựng trực tâm của tam giác ABC có cạnh AB = 5cm, BC = 4,5 cm, CA = 4 cm.
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com