Đường tròn
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Bài 191:
Cho đường tròn (O) đường kính AB và tiếp tuyến Ax. Từ M thuộc Ax kẻ tia tiếp tuyến thứ hai MC với đường tròn (O) với C là tiếp điểm. Đường vuông góc với AB tại O cắt BC tại N.
Câu hỏi số 1:
Chứng minh MO ┴ AC
Câu hỏi số 2:
Chứng minh rằng MO // NB
Câu hỏi số 3:
Tứ giác OMNB là hình gì? Vì sao?
Câu hỏi số 4:
Trực tâm H của tam giác AMC di động trên đường cố định nào khi M di động trên Ax.
Bài 192:
Cho nửa đường tròn (O) có đường kính AB = 2R, tiếp tuyến Ax , By với đường tròn ( Ax, By nằm cùng nửa mặt phẳng so với bờ AB). Tiếp tuyến tại M trên (O) ( M khác A,B ) cắt Ax, By lần lượt tại C, D.
Câu hỏi số 1:
chứng minh: AC.BD = R2 và
Câu hỏi số 2:
OC cắt AM tại I, OD cắt MB tại J . Chứng minh: MIOJ là hình chữ nhật.
Câu hỏi số 3:
Chứng minh rằng: C, I, J , D cùng thuộc một đường tròn.
Câu hỏi số 4:
Giải sử AM = R. Tính diện tích tứ giác ABCD theo R.
Bài 193:
Cho các tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) ( AB < AC) . Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Vẽ đường kính AF của đường tròn (O). Gọi I là trung điểm cạnh BC.
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rằng B, E, D,C cùng thuộc đường tròn tâm I và AE.AB = AD.AC
Câu hỏi số 2:
Tứ giác BHCF là hình gì? Chứng minh rằng AH = 2OI
Câu hỏi số 3:
Chứng minh rằng các tiếp tuyến tại D, tại E của đường tròn tâm I đường kính BC và đường thẳng AH đồng quy.
Bài 194:
Cho đường tròn (O;R) , đường thẳng (d) không đi qua O cắt đường tròn (O) tại A,B. C là điểm trên tia đối AB. Vẽ CE và CF là các tiếp tuyến của đường tròn. Gọi H là trung điểm của AB.
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rằng O, H, C, E , F cùng thuộc một đường tròn.
Câu hỏi số 2:
Chứng minh : CA + CB ≤ 2 CO
Câu hỏi số 3:
Gọi I là giao điểm của đoạn OC và đường tròn (O). Chứng minh rằng I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác CEF.
Câu hỏi số 4:
Xác định vị trí của C trên d để tam giác CEF đều.
Bài 195:
Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB. Vẽ các tia tiếp tuyến Ax, By . Tiếp tuyến tại M với (O) ( M khác A và B) cắt Ax, By lần lượt tại C,D.
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rằng A,C,M,O cùng thuộc một đường tròn
Câu hỏi số 2:
Chứng minh rằng: AC + BD = CD; ; AC.BD = R2
Câu hỏi số 3:
Gọi N là giao điểm của AD bà BC. Tia MN cắt AB tại H Chứng minh rằng: MN // AC , N là trung điểm của MH
Câu hỏi số 4:
Cho biết cm2 ; AB = 6 cm. Tính diện tích tam giác MAB.
Câu hỏi số 196:
Cho tam giác nhọn ABC . Các điểm D,E lần lượt di động trên các cạnh AB,AC của tam giác ABC sao cho BD = CE. Chứng minh rằng đường trung trực của DE luôn đi qua một điểm cố định.
Bài 197:
Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O;R) . Vẽ các tiếp tuyến AB, AC, ( B,C là các tiếp điểm) và cát tuyến ADE ( D nằm giữa A và E ). Gọi H, M lần lượt là giao điểm của BC với OA và AE.
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rằng: AB2 = AD.AE = OA2 – R2 .
Câu hỏi số 2:
Chứng minh : AE.MD = AD.ME
Câu hỏi số 198:
Cho tứ giác ABCD có góc A và góc C tù . Chứng minh rằng AC < BD
Bài 199:
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O;R) , các tiếp tuyến tại B và C của đường tròn (O) cắt nhau tại E, AE cắt đường tròn (O) tại D ( khác điểm A).
Câu hỏi số 1:
Chứng minh rằng tứ giác OBEC nội tiếp.
Câu hỏi số 2:
Từ E kẻ đường thẳng d song song với tiếp tuyến tại A của đường tròn (O), d cắt ccs đường thằng AB,AC lần lượt tại P,Q. Chứng minh: AB.AP = AD.AE
Câu hỏi số 3:
Gọi M là trung điểm đoạn BC
Chứng minh : EP = EQ và
Câu hỏi số 4:
Chứng minh rằng:
Câu hỏi số 200:
Cho đường tròn (O;R) , điểm A cố định nằm ngoài đường tròn (O). Đường thẳng d di động qua A cắt đường tròn (O) tại B và C. Chứng minh rằng tâm K đường tròn ngoại tiếp tam giác OBC thuộc một đường cố định.
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Hỗ trợ - Hướng dẫn

-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com