Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đường tròn

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài 201:

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O) có tâm O, bán kính R. Gọi H là giao điểm 3 đường cao AD, BE , CF của tam giác ABC . Gọi S là diện tích tam giác ABC.

Câu hỏi số 1:

Vẽ đường kính AK của đường tròn (O) . Chứng minh ∆ ABD ~ ∆ AKC Suy ra AB.AC = 2R.AD và S = \frac{AB.BC.CA}{4R}

Câu hỏi: 25081

Câu hỏi số 2:

Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh EFDM là tứ giác nội tiếp đường tròn.

Câu hỏi: 25082

Câu hỏi số 3:

Chứng minh OC vuông góc với DE và ( DE + EF + FD).R = @S

Câu hỏi: 25083

Bài 202:

Cho đường tròn (O,R) qua điểm K ở bên ngoài đường tròn kẻ các tiếp tuyến KB, KD ( B,D là các tiếp điểm) kẻ cát tuyến KAC ( A nằm  giữa K và C).

Câu hỏi số 1:

Chứng minh: ∆ KDA ~ ∆KCD

Câu hỏi: 24971

Câu hỏi số 2:

Chứng minh rằng: AB.CD = AD.BC

Câu hỏi: 24972

Câu hỏi số 3:

Gọi I là trung điểm của BD. Chứng minh tứ giác AIOC nội tiếp

Câu hỏi: 24973

Câu hỏi số 4:

Kẻ dây CN song song với BD . Chứng minh ba điểm A, I, N thẳng hàng.

Câu hỏi: 24974

Câu hỏi số 203:

Đường  phân giác vẽ từ A của tam giác ABC cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC ở D.

Chứng minh  AD > \frac{AB+AC}{2}

Câu hỏi: 24944

Bài 204:

Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O) vẽ cát tuyến MCD không đi qua tâm O và hai tiếp tuyến MA, MB trên đường tròn (O), ở đây A, B là các tiếp điểm và C nằm giữa M và D.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh: MA2 = MC.MD

Câu hỏi: 24420

Câu hỏi số 2:

Gọi I là trung điểm của CD. Chứng minh rằng 5 điểm M, A , O , I , B cùng nằm trên một đường tròn.

Câu hỏi: 24421

Câu hỏi số 3:

Gọi H là giao điểm của AB và MO . Chứng minh tứ giác CHOD nội tiếp đường tròn. Suy ra AB là đường phân giác của góc CHD

Câu hỏi: 24422

Câu hỏi số 4:

Gọi K là giao điểm của các tiếp tuyến tại C và D của đường tròn (O). Chứng minh A, B, K thẳng hàng.

Câu hỏi: 24423

Câu hỏi số 205:

Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O;R) sao cho OA=\sqrt{2}R . Vẽ hai tiếp tuyến AB và AC đến đường tròn (O) ( B,C là tiếp điểm). Tính diện tích phần của tứ giác OBAC nằm ngoài hình tròn (O).

Câu hỏi: 24407

Bài 206:

Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O), các đường cao BD và CE cắt nhau tại H.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng các tứ giác ADHE và BDEC nội tiếp.

Câu hỏi: 24375

Câu hỏi số 2:

Chứng minh rằng: AE.AB = AD.AC

Câu hỏi: 24376

Câu hỏi số 3:

Chứng minh rằng OA vuông góc với DE.

Câu hỏi: 24377

Bài 207:

Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) và AB = BD. Tiếp tuyến của (O) tại A cắt đường thẳng BC tại Q. Gọi K là giao điểm của hai đường thẳng AB cà DC.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng tứ giác AQKC nội tiếp

Câu hỏi: 24339

Câu hỏi số 2:

Chứng minh rằng: AD // QK

Câu hỏi: 24340

Câu hỏi số 208:

Từ một điểm A ở bên ngoài đường tròn (O), kẻ hai cát tuyến ABC và AMN đến (O). Gọi K là giao điểm hai đường thẳng BN và CM.

Chứng minh rằng : \widehat{A}+\widehat{BKM}=2\widehat{CMN}

Câu hỏi: 24331

Câu hỏi số 209:

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa điểm C, vẽ tia Ax sao cho \widehat{xAB}=\widehat{ACB} . Chứng minh rằng Ax là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Câu hỏi: 24328

Bài 210:

Cho tam giác ABC, phân giác AD. Vẽ đường tròn tâm O qua A và tiếp xúc với BC tại D cắt các cạnh AB và AC lần lượt tại E và F.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh EF // BC

Câu hỏi: 24322

Câu hỏi số 2:

Chứng minh: BD2 = AB.BE

Câu hỏi: 24323

Câu hỏi số 3:

Chứng minh: ∆ ADF ~ ∆ ABD

Câu hỏi: 24324

Câu hỏi số 4:

Chứng minh:  AD2 = AC.AE

Câu hỏi: 24325

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com