Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đường tròn

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài 251:

Cho hình thang ABCD(AB//CD) nội tiếp đường tròn (C) tâm O, bán kính R và có \widehat{DAB} = 105^{0}\widehat{ACD} = 30^{0}.

Câu hỏi số 1:

Tính \frac{DB}{DC} và tính AB theo R.

Câu hỏi: 17612

Câu hỏi số 2:

Tiếp tuyến của (C) tại B cắt các đường thẳng DO,DA lần lượt tại M, N.Tính \frac{MN}{MD}

Câu hỏi: 17613

Câu hỏi số 3:

Gọi E là trung điểm của AB, tia DE cắt MN tại F. Tính \frac{BF}{BC}

Câu hỏi: 17614

Bài 252:

Cho đường tròn (O; R), dây CD có trung điểm H. Trên tia đối của tia DC lấy điểm S và qua S kẻ các tiếp tuyến SA, SB với đường tròn ; đường thẳng AB cắt SO, OH tại E và F. Chứng minh rằng:

Câu hỏi số 1:

OE.OS = R2.

Câu hỏi: 17586

Câu hỏi số 2:

Tứ giác SEHF nội tiếp.

Câu hỏi: 17587

Câu hỏi số 3:

Biết R = 10cm, OH = 6cm, SD = 4cm. Tính độ dài đoạn thẳng CD, SA.

Câu hỏi: 17588

Bài 253:

Cho (O) và (O’) cắt nhau tại A và B. Các đường thẳng AO, AO’ cắt đường tròn (O) lần lượt tại C, D và cắt đường tròn (O’) tại E, F. Chứng minh rằng:

Câu hỏi số 1:

C, B, F thẳng hàng.

Câu hỏi: 17564

Câu hỏi số 2:

Tứ giác CDEF nội tiếp.

Câu hỏi: 17565

Câu hỏi số 3:

A là tâm đường tròn nội tiếp tam giác BDE.

Câu hỏi: 17566

Bài 254:

Cho đường tròn (O; R) và điểm A ở ngoài (O). Vẽ tiếp tuyến AM, AN với (O). Đường thẳng chứa đường kính của đường tròn song song với MN cắt AM tại B, cắt AN tại C.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác AMN với I là giao điểm của AO với (O).

Câu hỏi: 17544

Câu hỏi số 2:

Chứng minh tứ giác MNCB là hình thang cân.

Câu hỏi: 17545

Câu hỏi số 3:

Chứng minh MA.MB = R2.

Câu hỏi: 17546

Câu hỏi số 4:

Lấy D thuộc cung nhỏ MN. Vẽ tiếp tuyến qua D của (O) cắt AM, AN lần lượt tại P, Q. Chứng minh rằng PB.CQ = \frac{BC^{2}}{4}.

Câu hỏi: 17547

Bài 255:

 

 

Giải

Câu hỏi số 1:

Rút gọn biểu thức; M = \left ( \frac{x\sqrt{x}-y\sqrt{y}}{\sqrt{x}-\sqrt{y}} \right ) :(x-y) - \frac{2\sqrt{y}}{\sqrt{x}-\sqrt{y}} với x>0; y>0, x \neq y 

Câu hỏi: 17526

Câu hỏi số 2:

Người ta làm một vườn hoa gồm 2 hình tròn tâm A và B tiếp xúc ngoài với nhau. Biết AB = 5cm và diện tích vườn hoa là 13,48\Pi m 2. Tính bán kính của mỗi hình tròn.

Câu hỏi: 17527

Câu hỏi số 3:

Giải hệ phương trình: \left\{\begin{matrix} \frac{1}{x+y-2}+\frac{x+2y+4}{x+2y}=3\\ \frac{x+y}{x+y-2}-\frac{8}{x+2y} = 1 \\ \\ \end{matrix}\right.

Câu hỏi: 17528

Bài 256:

Cho đường tròn (O) có tâm O và đường tròn (I) có tâm I, chúng cắt nhau tại hai điểm phân biệt A và B ( O và I nằm khác phía đối với đường thẳng AB). Đường thẳng IB cắt (O) tại điểm thứ 2 là F. Đường thẳng qua B song song với EFcắt (O) tại N.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh: Tứ giác AOEF nội tiếp.

Câu hỏi: 17493

Câu hỏi số 2:

Chúng minh : MN=AE+EF

Câu hỏi: 17494

Bài 257:

Cho đường tròn (O) có tâm O và điểm M nằm ngoài đường tròn (O). Đường thẳng MO cắt (O) tại E và F (ME<MF). Vẽ cát tuyến MAB và tiếp tuyến MC của (O) (C là tiếp điểm , A nằm giữa hai điểm M và B, A và C nằm khác phía với đường thẳng MO)

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng : MA.MB=ME.MF

Câu hỏi: 17334

Câu hỏi số 2:

Gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm C lên đường thằng MO.Chứng minh tứ giác AHOB nội tiếp.

Câu hỏi: 17335

Câu hỏi số 3:

Trên nửa mặt phẳng bờ OM có chứa điểm A, vẽ nửa đường tròn đường kính  MF; nửa đường tròn này cắt tiếp tuyến tại E của (O) ở K.Gọi S là giao điểm của hai đường thẳng CO và KF.Chứng minh rằng đường thẳng MS vuông góc với đường thẳng KC.

Câu hỏi: 17336

Câu hỏi số 4:

Gọi P và Q lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác EFS và ABS và T là trung điểm của KS. Chúng minh ba điểm P,Q,T thẳng hàng.

Câu hỏi: 17337

Bài 258:

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). Tia phân giác góc B cắt (O) tại D, tia phân giác góc c cắt (O) tại E, hai tia này cắt nhau tại F. Gọi I,K theo thứ tự là hai giao điểm của dây cung DE với AB, AC.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh \DeltaEBF , \DeltaDAF là các tam giác cân.

Câu hỏi: 17308

Câu hỏi số 2:

Chứng minh tứ giác DKFC nội tiếp và FK//AB.

Câu hỏi: 17309

Câu hỏi số 3:

Tứ giác AIFK là hình gì?Vì sao?

Câu hỏi: 17310

Câu hỏi số 4:

Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AEFD là hình thoi.

Câu hỏi: 17311

Bài 259:

Cho đường tròn (O) , đường kính AB = 2R và một điểm C trên đường tròn. Trên nửa mặt phẳng bờ AB có chứa đểm C, kẻ tia à tiếp xúc với (O). Gọi M là điểm chính giữa \widehat{AC} nhỏ. AC cắt BM tại P. Tia BC cắt  AM, Ax lần lượt tại N và Q.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng tam giác ABN cân.

Câu hỏi: 17252

Câu hỏi số 2:

Tứ giác APNQ là hình gì ? Vì sao?

Câu hỏi: 17253

Câu hỏi số 3:

Xác định vị trí của C để đường trong ngoại tiếp tam giác MNQ tiếp xúc (O) 

Câu hỏi: 17254

Bài 260:

Cho nửa đường tròn tròn đường kính AB, trên đó có 1 điểm M. Trên đường kính AB có 1 điểm C sao cho AC<CB. Trên nửa mặt phẳng bờ AB có chứa điểm M, kẻ Ax, By vuông góc với AB.Đường thẳng qua M vuông góc với MC cắt Ax tại P, đường thẳng qua C vuông góc vơi CP cắt By tại Q. CP cắt AM tại D; CQ cắt BM tại E.

Câu hỏi số 1:

Chứng minh rằng: Các tứ giác ACMP, CDME nội tiếp.

Câu hỏi: 17191

Câu hỏi số 2:

Chứng minh rằng: AB//DE

Câu hỏi: 17192

Câu hỏi số 3:

Chứng minh:  P, M ,Q thẳng hàng.

Câu hỏi: 17193

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com. 

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com