Đường tròn
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Bài 81:
Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Đương tròn tâm O đường kính AB cắt cạnh BC tại D
Câu hỏi số 1:
Tính số đo cung nhỏ AD
Câu hỏi số 2:
Tiếp tuyến tại D của đường tròn (O) cắt AC tại E. Tứ giác AODE là hình gì? Giải thích vì sao
Câu hỏi số 3:
Chứng minh OE // BC
Câu hỏi số 4:
Gọi F là giao điểm của BE với đường tròn (O), chứng minh CDFE là tứ giác nội tiếp
Bài 82:
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O), các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H (D ∈ BC, E ∈ AC, F ∈ AB)
Câu hỏi số 1:
Chứng minh các tứ giác BDHF, BFEC nội tiếp
Câu hỏi số 2:
Đường thẳng EF cắt đường tròn (O) tại M và N (F nằm giữa M và E). Chứng minh =
Câu hỏi số 3:
Chứng minh AM là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác MHD
Câu hỏi số 83:
Cho tam giác ABC có =700 ; = 600 nội tiếp đường tròn tâm O. Số đo của góc AOB bằng
Bài 84:
Cho đường tròn (O) và đường thẳng d không giao nhau với đường tròn (O). Gọi A là hình chiếu vuông góc của O trên d. Đường thẳng đi qua A (không đi qua O) cắt đường ròn (O) tại B và C (B nằm giữa A, C). Tiếp tuyến tại B và C của đường tròn (O) cắt dường thẳng d lần lượt tại D và E. Đường thẳn BD cắt OA, CE lần lượt tại F và M, OE cắt AC ở N
Câu hỏi số 1:
Chứng minh tứ giác AOCE nội tiếp
Câu hỏi số 2:
Chứng minh AB.EN = AF.EC
Câu hỏi số 3:
Chứng minh A lfa trung điểm của DE
Bài 85:
Cho đường tròn (O;R)và dây cung AB cố định .AB= R√2 .Điểm P di động trên dây AB (P khác A và B ).Gọi (C;R1)là đường tròn đi qua P và tiếp xúc với đường tròn (O;R)tại A,(D;R2) là đường tròn đi qua P và tiếp xúc với đường tròn (O;R) tại B .Hai đường tròn (C;R1) và (D;R2) cắt nhau tại điểm thứ hai M.
Câu hỏi số 1:
Trong trường hợp P không trùng với trung điểm dây AB ,chứng minh CM//CD Và 4 điểm C,D,O,M cùng thuộc một cung tròn
Câu hỏi số 2:
Chứng minh khi P di động trên dây AB thì điểm M di động trên đường tròn cố định và đường thằng MP luôn đi qua một điểm có định N
Câu hỏi số 3:
Tìm vị trí của P để tích PM,PN lớn nhất ? diện tích tam giác AMB lớn nhất
Bài 86:
Cho đường tròn (O) đường kính AB. Trên tia đối của tia BA lấy điểm C (C không trùng với B). Kẻ tiếp tuyến CD với đường tròn (O) (D là tiếp điểm), tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) cắt đường thẳng CD tại E. Gọi H là giao điểm của AD và OE, K là giao điểm của BE với đường tròn (O) (K không trùng với B)
Câu hỏi số 1:
Chứng minh AE2 = EK.EB
Câu hỏi số 2:
Chứng minh 4 điểm B, O, H, K cùng thuộc một đường tròn
Câu hỏi số 3:
Đường thẳng vuông góc với AB tại O cắt CE tại M. Chứng minh -
Câu hỏi số 87:
Tìm số điểm chung của 2 đường tròn O;3cm) và (O';5cm), trong đó OO' = 7cm
Bài 88:
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O;R). Ba đường cao A, BF, CG cắt nhau tại H (với E ∈ BC, F ∈AC, G ∈ AB)
Câu hỏi số 1:
Chứng minh tứ giác AFHG và BGFC là các tứ giác nội tiếp
Câu hỏi số 2:
Gọi I và M lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp của tứ giác AFHG và BGFC. Chứng minh MG là tiếp tuyến của đường tròn tâm I
Câu hỏi số 3:
Gọi D là giao điểm thứ hai của AE với đường tròn tâm O. Chứng minh : EA2 + EB2 + EC2 + ED2 = 4R2
Bài 89:
Cho đường tròn (O) và điểm M nằm ngoài đường tròn đó. Qua điểm M kẻ tiếp tuyến MA và cát tuyến MBC( B nằm giữa M và C). Gọi E là trung điểm của dây BC.
Câu hỏi số 1:
Chứng ming MAOE là tứ giác nội tiếp
Câu hỏi số 2:
MO cắt đường tròn tại I( I nằm giữa M và O) Tính + 2
Câu hỏi số 3:
Tia phân giác góc BAC cắt dây BC tại D. Chứng minh : MD2 = MB.MC
Câu hỏi số 90:
Cho đường tròn (O;R) và 2 điểm A,B nằm ngoài đường tròn sao cho OA = R√2 .Tìm điểm M trên đường tròn sao cho tổng MA+√2 MB đạt giá trị nhỏ nhất
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com