Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

a. Đọc kĩ đoạn thơ sau, rồi thực hiện các yêu cầu:

             “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

          Tin sương luống những rày trông mai chờ.

               Bên trời góc bể bơ vơ,

          Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”

                                     (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

          Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “tưởng”. Có thể thay thế các từ tìm được cho từ “tưởng” không? Vì sao?

 

b. Cho các ví dụ sau:

-                   “Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

                      Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”

                                                              (Ca dao)

 

-                 “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

                   Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.”

   (Nguyễn Khoa Điềm, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”)

          Giải thích nghĩa của các từ: “chiều”, “mặt trời” trong các ví dụ trên. Xác định hiện tượng từ nhiều nghĩa, từ đồng âm trong các ví dụ nêu trên. Từ đó, chỉ ra nét giống và khác nhau của hai loại từ này.

 

  

Câu 195708: a. Đọc kĩ đoạn thơ sau, rồi thực hiện các yêu cầu:


             “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,


          Tin sương luống những rày trông mai chờ.


               Bên trời góc bể bơ vơ,


          Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”


                                     (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)


          Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “tưởng”. Có thể thay thế các từ tìm được cho từ “tưởng” không? Vì sao?


 


b. Cho các ví dụ sau:


-                   “Chiều chiều ra đứng ngõ sau,


                      Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”


                                                              (Ca dao)


 


-                 “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi


                   Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.”


   (Nguyễn Khoa Điềm, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”)


          Giải thích nghĩa của các từ: “chiều”, “mặt trời” trong các ví dụ trên. Xác định hiện tượng từ nhiều nghĩa, từ đồng âm trong các ví dụ nêu trên. Từ đó, chỉ ra nét giống và khác nhau của hai loại từ này.


 


  

Câu hỏi : 195708
Phương pháp giải:

Căn cứ bài Từ đồng nghĩa, phương pháp phân tích, so sánh.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    a.

    - Những từ đồng nghĩa với từ “tưởng”: nhớ, mơ, mong, nghĩ.

    - “Tưởng” nghĩa là nhớ mong, mơ màng, đang nghĩ tới, đang hình dung rất rõ hình ảnh người yêu nơi phương xa của Thúy Kiều. Từ “tưởng” vừa bộc lộ cảm xúc, vừa miêu tả hoạt động của tư duy, nghĩa của “tưởng” bao gồm nghĩa của các từ trên cộng lại. Vì thế, không thể thay thế từ tưởng bằng các từ ấy.

    b.

    *  Giải nghĩa các từ:

    - Từ “chiều” thứ nhất (“chiều chiều”) chỉ thời gian khi một ngày sắp hết (khoảng thời gian dễ khơi lên nỗi buồn nhớ trong lòng người đang xa quê); từ “chiều” thứ hai (“chín chiều”) chỉ không gian (phía, bề), ý nói mỗi chiều đứng ngóng về quê mẹ, người con gái lấy chồng xa nhìn phía nào, chiều nào cũng thấy đau lòng vì nhớ thương, xa cách…

    - Từ “mặt trời” ở dòng thơ thứ nhất chỉ hành tinh mang lại ánh sáng và hơi ấm cho trái đất. Từ “mặt trời” ở dòng thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho em bé vì đứa con luôn là nguồn sáng, nguồn hạnh phúc sưởi ấm trái tim, tâm hồn người mẹ.

    * Hai từ “chiều” trong câu ca dao là hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa; hai từ “mặt trời” trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

    * Nét giống nhau và khác nhau của hiện tượng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là:

    - Giống nhau: các từ nhiều nghĩa và các từ đồng âm có âm đọc giống nhau.

    - Khác nhau:

    + Từ nhiều nghĩa luôn có chung một nét nghĩa nào đó (mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển).

    + Từ đồng âm không hề có mối liên hệ về mặt ý nghĩa.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com