Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Câu nào là câu đặc biệt trong những câu in đậm sau? Những câu đặc biệt đó có điểm gì giống và khác so với những câu in đậm còn lại?

a. Uống nước nhớ nguồn. (Tục ngữ)

b.                                     Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

                                Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

(Ca dao)

c. Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên…

(Hà Ánh Minh)

d. Buổi chiều, cô Ngân sang chơi. Cô hàng xóm vừa du học ở Ô-xtrây-li-a về. Cho một đĩa ổi chín.

(Nguyễn Phan Hách)

e. Thật là ầm ĩ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả : xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao ! Mới ngoa ngoắt làm sao !

(Nam Cao)

Câu 215341: Câu nào là câu đặc biệt trong những câu in đậm sau? Những câu đặc biệt đó có điểm gì giống và khác so với những câu in đậm còn lại?


a. Uống nước nhớ nguồn. (Tục ngữ)


b.                                     Chiều chiều ra đứng ngõ sau,


                                Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.


(Ca dao)


c. Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên…


(Hà Ánh Minh)


d. Buổi chiều, cô Ngân sang chơi. Cô hàng xóm vừa du học ở Ô-xtrây-li-a về. Cho một đĩa ổi chín.


(Nguyễn Phan Hách)


e. Thật là ầm ĩ! Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả : xưa nay họ mới chỉ được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại cả nhà cụ bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao ! Mới ngoa ngoắt làm sao !


(Nam Cao)

Câu hỏi : 215341
Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức khái niệm câu đặc biệt và câu rút gọn (SGK Ngữ văn 7, tập 2); phương pháp so sánh, đối chiếu.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    - Câu đặc biệt: Đêm, Thật là ầm ĩ!

    Những câu in đậm còn lại không phải là câu đặc biệt (câu rút gọn).

    - So sánh:

    + Giống nhau: Về hình thức, cả hai nhóm câu đều do một số từ hoặc cụm từ tạo thành.

    + Khác nhau:

    Câu đặc biệt: Tự thân có ý nghĩa. Không phân biệt được thành phần chủ ngữ hay vị ngữ. Là đơn vị ngữ pháp độc lập, hoàn chỉnh.

    Những câu in đậm còn lại là câu rút gọn, xác định được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ, đã được lược bớt thành phần. Dựa vào ngữ cảnh có thể khôi phục lại thành phần đã lược bỏ ở các vị trí của chúng.

    Câu (a): lược thành phần chủ ngữ (chúng ta)

    Câu (b): lược thành phần chủ ngữ (con, tôi…)

    Câu (d): lược thành phần chủ ngữ (cô Ngân)

    Câu (e): Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao !: lược thành phần chủ ngữ (người ta, nó, Chí Phèo…)

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com