Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

   Có lẽ cụm từ “người lớn” là cả sự ước ao của chúng ta khi còn là một đứa trẻ con. Chúng ta mong mỏi, chờ đợi được lớn lên từng ngày, từng giờ để chạm vào thế giới của người lớn, lúc đó thật hấp dẫn biết bao…

   Để rồi khi thời gian dần trôi, chúng ta lớn lên và nhận ra một điều rằng, thế giới ấy không hào nhoáng như tưởng tượng. Chúng ta phải đối mặt với những thứ mà trước giờ không hề trải qua, học nhiều bài học quý báu và đôi khi phải trả giá đắt cho điều ấy.

   Khi người ta lớn, họ sẽ trải nghiệm sự thất bại, vì nó không loại trừ một ai cả. Có những cú vấp ngã đầu đời chúng ta có thể dễ dàng vượt qua. Sẽ có nhiều cách để chọn lựa. Có kẻ buông xuôi, nhưng cũng có người vượt qua nó. Đừng xem thất baị là kẻ thù, hãy xem nó như người thầy, vì đó là cái giá cho những bài học kinh nghiệm mà không phải ai cũng có được. Nhờ nó, ta trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn để có thể tránh những sai lầm tương tự, và biết không điều gì có thể đạt được dễ dàng nếu không cố gắng hết mình.

   […] Khi lớn, chúng ta sẽ nhận ra sự khắc nghiệt của cuộc đời với những nỗi đau mất mát, với cái thiện không phải lúc nào cũng chiến thắng, với tình cảm trao đi mà không được nhận lại… để biết rằng cuộc sống không hề dễ dàng. Khi người ta lớn, cuộc sống bắt đầu thực dụng hơn. Ai luôn muốn phần lợi cho mình nhiều hơn. Người ta chú ý đến những thứ lớn lao mà đôi khi quên mất cảm nhận mọi thứ xung quanh. Cuộc đời không phải một đường chạy mà nó là một lộ trình, bạn phải thưởng thức thật chậm mới khám phá được những điều hay ho.

   Người lớn khác trẻ con ở chỗ, mọi thứ người lớn nghĩ đều có vẻ phức tạp, rồi lại than phiền về chính những hành động phức tạp của mình. Người ta quên mất cách suy nghĩ của trẻ con, quên mất ngày xưa mình đã nhìn cuộc sống tươi đẹp như thế nào, quên mất cách hài lòng với cuộc sống của mình.

(Trích Đó là khi người ta lớn – Ginnie Trần,

http://mxhvh.com/ do – la – khi – nguoi – ta – lon/) 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

   Có lẽ cụm từ “người lớn” là cả sự ước ao của chúng ta khi còn là một đứa trẻ con. Chúng ta mong mỏi, chờ đợi được lớn lên từng ngày, từng giờ để chạm vào thế giới của người lớn, lúc đó thật hấp dẫn biết bao…

   Để rồi khi thời gian dần trôi, chúng ta lớn lên và nhận ra một điều rằng, thế giới ấy không hào nhoáng như tưởng tượng. Chúng ta phải đối mặt với những thứ mà trước giờ không hề trải qua, học nhiều bài học quý báu và đôi khi phải trả giá đắt cho điều ấy.

   Khi người ta lớn, họ sẽ trải nghiệm sự thất bại, vì nó không loại trừ một ai cả. Có những cú vấp ngã đầu đời chúng ta có thể dễ dàng vượt qua. Sẽ có nhiều cách để chọn lựa. Có kẻ buông xuôi, nhưng cũng có người vượt qua nó. Đừng xem thất baị là kẻ thù, hãy xem nó như người thầy, vì đó là cái giá cho những bài học kinh nghiệm mà không phải ai cũng có được. Nhờ nó, ta trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn để có thể tránh những sai lầm tương tự, và biết không điều gì có thể đạt được dễ dàng nếu không cố gắng hết mình.

   […] Khi lớn, chúng ta sẽ nhận ra sự khắc nghiệt của cuộc đời với những nỗi đau mất mát, với cái thiện không phải lúc nào cũng chiến thắng, với tình cảm trao đi mà không được nhận lại… để biết rằng cuộc sống không hề dễ dàng. Khi người ta lớn, cuộc sống bắt đầu thực dụng hơn. Ai luôn muốn phần lợi cho mình nhiều hơn. Người ta chú ý đến những thứ lớn lao mà đôi khi quên mất cảm nhận mọi thứ xung quanh. Cuộc đời không phải một đường chạy mà nó là một lộ trình, bạn phải thưởng thức thật chậm mới khám phá được những điều hay ho.

   Người lớn khác trẻ con ở chỗ, mọi thứ người lớn nghĩ đều có vẻ phức tạp, rồi lại than phiền về chính những hành động phức tạp của mình. Người ta quên mất cách suy nghĩ của trẻ con, quên mất ngày xưa mình đã nhìn cuộc sống tươi đẹp như thế nào, quên mất cách hài lòng với cuộc sống của mình.

(Trích Đó là khi người ta lớn – Ginnie Trần,

http://mxhvh.com/ do – la – khi – nguoi – ta – lon/) 

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chủ yếu nào? 

Câu hỏi : 215478
Phương pháp giải:
_Dựa vào các kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ để xác định đoạn trích trên dùng phương thức biểu đạt nào.
_Dựa vào kiến thức đã học về các thao tác lập luận để xác định thao tác lập luận chủ yếu của đoạn văn trên.
  • (3) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    _Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

    _Thao tác lập luận chủ yếu: bình luận.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 2: Tại sao tác giả lại cho rằng “Đừng xem thất bại là kẻ thù, hãy xem nó như người thầy.” ?

Câu hỏi : 215479
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    Tác giả cho rằng: “Đừng xem thất bại như kẻ thù, hãy xem nó như người thầy” vì:

    _Đó là cái giá cho những bài học kinh nghiệm mà không phải ai cũng có được.

    _Nhờ nó, ta trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn để có thể tránh những sai lầm tương tự.

    _Biết không điều gì có thể đạt được dễ dàng nếu không cố gắng hết mình.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Cuộc đời không phải một đường chạy; mà nó là lộ trình bạn phải thưởng thức thật chậm mới khám phá được những điều hay ho.”

Câu hỏi : 215480
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
  • (1) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    Ý kiến “Cuộc đời không phải một đường chạy; mà nó là lộ trình bạn phải thưởng thức thật chậm mới khám phá được những điều hay ho”, có thể hiểu như sau:

    _Cuộc đời không phải là đường chạy để con người lao mình theo hối hả, cuống quýt, càng lúc càng vội vã.

    _Cuộc đời là một lộ trình, con người biết cách sống chậm để tận hưởng cuộc sống xung quanh, mỗi người làm chủ được chặng đường mà mình sẽ đi và sắp tới, giúp con người tự tin và bản lĩnh hơn trong tương lai.

    _Con người cần đặt ra những kế hoạch trong từng chặng đường đời để đi đến đích và khám phá được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? 

Câu hỏi : 215481
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
  • (2) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên:

    Học sinh đọc và nhận ra những thông điệp hàm ẩn trong văn bản. Trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất.

    Có thể lựa chọn thông điệp về ý nghĩa của việc cố gắng nỗ lực khi gặp khó khăn/quan tâm đến những điều giản dị, những người gần gũi xung quanh/tận hưởng cuộc sống,…

    (Có thể trình bày gạch ý hoặc viết thành đoạn văn ngắn)

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com