Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”

1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Nêu những hiểu biết của anh/chị về tác giả đó.

2.Trình bày hoàn cảnh sáng tác, đối tượng và mục đích của tác phẩm đó.

3.Trình bày giá trị của tác phẩm đó.

Câu 221340:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


“Hỡi đồng bào cả nước,


“Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.


Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.


Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:


“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.


Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”


1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Nêu những hiểu biết của anh/chị về tác giả đó.


2.Trình bày hoàn cảnh sáng tác, đối tượng và mục đích của tác phẩm đó.


3.Trình bày giá trị của tác phẩm đó.

Câu hỏi : 221340

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Tái hiện những kiến thức đã học liên quan đến tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”.

  • (4) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    1._Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập” của tác giả Hồ Chí Minh.

    _Tác giả Hồ Chí Minh:

    +Hồ Chí Minh (1890 – 1969) si.nh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, quê làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    +Thời trẻ, Người học chữ Hán ở nhà, sau đó học tại trường Quốc học Huế, và một thời gian ngắn dạy học ở trường Dục Thanh – một trường học của tổ chức yêu nước ở Phan Thiết.

    +Năm 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Trải qua nhiều năm bôn ba nước ngoài, Người về thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc.

    +Chủ tích Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản. Cùng với sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại một sự nghiệp văn học to lớn.

    2.*Hoàn cảnh sáng tác:

    _Ngày 19/8/1945, nhân dân Việt Nam đã làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành độc lập, tự do cho đất nước, giành chính quyền về tay nhân dân.

    _Ngày 26/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang, bác đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, trước hang chục vạn đồng bào, bác đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    _Hoàn cảnh nước ta lúc này rất phức tạp, bọn thực dân, đế quốc mượn danh nghĩa quân đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật đang âm mưu xâu xé Việt Nam, và Thực dân Pháp, để chuẩn bị cho cuộc xâm lược lần thứ hai, chúng đã đưa ra một chiêu bài rất dễ đánh lừa công luận quốc tê: Pháp có công khai hóa Đông Dương, đây vốn là đất bảo hộ của Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng Đồng Minh, Pháp đương nhiên có quyền trở lại Đông Dương, thay thế quân đội Nhật. 

    *Đối tượng và mục đích:

    ­_ Đối tượng hướng tới của bản tuyên ngôn không phải chỉ là đồng bào cả nước như trong lời mở đầu tuyên ngôn độc lập mà còn là các nước trên thế giới, chủ yếu là phe Đồng Minh trong đó có Anh – Mỹ. Đặc biệt là Pháp.

    _ Mục đích của bản tuyên ngôn do đó cũng không phải chỉ là tuyên bố độc lập. Nôi dung của bản tuyên ngôn còn có thể coi là cuộc tranh luận ngầm nhằm bác bỏ luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp. Chính đối tượng và mục đích sáng tác đã chi phối sâu sắc nội dung tư tưởng, giọng điệu và nghệ thuật lập luận trong tuyên ngôn độc lập.

    3._Giá trị lịch sử: “Tuyên ngôn Độc lập” là tuyên bố của dân tộc đứng lên xóa bỏ chế độ phong kiến và khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. _Giá trị văn học: Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com