Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho tam giác ABC có AB = AC, E là trung điểm BC, trên tia đối của tia EA lấy điểm D sao cho AE = ED.

a) Chứng minh: \(\Delta ABE = \Delta DCE\).

b) Chứng minh: \(AB\parallel DC\).

c) Chứng minh: \(A{\rm{E}} \bot BC\).

d) Tìm điều kiện của \(\Delta ABC\) để \(\angle A{\rm{D}}C = {45^0}\).

Câu 281607: Cho tam giác ABC có AB = AC, E là trung điểm BC, trên tia đối của tia EA lấy điểm D sao cho AE = ED.


a) Chứng minh: \(\Delta ABE = \Delta DCE\).


b) Chứng minh: \(AB\parallel DC\).


c) Chứng minh: \(A{\rm{E}} \bot BC\).


d) Tìm điều kiện của \(\Delta ABC\) để \(\angle A{\rm{D}}C = {45^0}\).

Câu hỏi : 281607
Phương pháp giải:

a) Chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.


b) Chứng minh cặp góc so le trong bằng nhau (là cặp góc tương ứng của cặp tam giác bằng nhau chứng minh ở câu a)


c) Áp dụng kiến thức đã học về tam giác cân để tìm ra mối liên hệ cần thiết chứng minh yêu cầu của đề bài.


d) Áp dụng tính chất bắc cầu và các kết quả chứng minh trên để tìm ra điều kiện của \(\Delta ABC\) cho \(\angle A{\rm{D}}C = {45^0}\).

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    a) Xét tam giác ABE và tam giác DCE có:

                BE = EC (E là trung điểm của BC)

                AE = ED (Theo giả thiết)

                \(\angle BE{\rm{A}} = \angle CE{\rm{D}}\) (2 góc đối đỉnh)

    \( \Rightarrow \Delta ABE = \Delta DCE\;\;(c - g - c)\) (đpcm)

    b) Vì \(\Delta ABE = \Delta DCE\) nên \(\angle EBA = \angle EC{\rm{D}}\) (2 góc tương ứng)

    Mà \(\angle EBA\) và \(\angle EC{\rm{D}}\) lại là cặp góc ở vị trí so le trong.

    \( \Rightarrow AB\parallel C{\rm{D}}\) (đpcm)

    c) Xét tam giác ABC có: AB = AC

    Suy ra tam giác ABC là tam giác cân tại A.

    Lại có E là trung điểm của BC

    \( \Rightarrow AE\) là đường trung tuyến của tam giác ABC cân tại A.

    \( \Rightarrow AE\)  cũng là đường cao của tam giác ABC cân tại A.

    \( \Rightarrow A{\rm{E}} \bot BC\) (đpcm)

    d) Vì \(\Delta ABE = \Delta DCE\) nên \(\angle E{\rm{D}}C = \angle E{\rm{A}}B\) (cặp góc tương ứng)  

    \( \Rightarrow \angle A{\rm{D}}C = \angle E{\rm{AB}}\)  (1)\(\)

    Mà AE là đường phân giác của tam giác ABC cân tại A. \(\)

    \( \Rightarrow \angle E{\rm{A}}B = \angle E{\rm{A}}C\)  (2)

    Từ (1) và (2) ta có: \(\angle A{\rm{D}}C = \angle E{\rm{AB  =  }}\angle {\rm{EA}}C\)

    Để \(\angle A{\rm{D}}C\) = 450 thì \(\angle E{\rm{AB }}\) và \(\angle {\rm{EA}}C\) phải bằng 450.

    Khi đó: \(\angle BAC = \angle BA{\rm{E  +  }}\angle {\rm{EA}}C = {45^0} + {45^0} = {90^0}\)

    Vậy để \(\angle A{\rm{D}}C\) = 450  thì \(\angle BAC\)= 900.

    Suy ra để \(\angle A{\rm{D}}C\) = 450 thì tam giác ABC phải vuông cân tại A.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com