Khí A không màu có mùi đặc trưng, khi cháy trong khí oxi tạo nên khí B không màu, không mùi. Khí B
Khí A không màu có mùi đặc trưng, khi cháy trong khí oxi tạo nên khí B không màu, không mùi. Khí B có thể tác dụng với liti kim loại ở nhiệt độ thường tạo ra chất rắn C. Hòa tan chất rắn C vào nước được khí A. Khí A tác dụng với axit mạnh D tạo ra muối E. Dung dịch muối E không tạo ra kết tủa với bari clorua và bạc nitrat. Nung muối E trong bình kín sau đó làm lạnh bình thu được khí F và chất lỏng D. Khí F là:
Đáp án đúng là: A
Quảng cáo
Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học để xác định A, B, C, D, E và F.
B tác dụng với Li ở điều kiện thường tạo ra chất rắn C nên B có thể là khí N2, Chất rắn C là muối nitrua.
Khi C phản ứng với nước tạo ra khí A đó là NH3.
A phản ứng với axit mạnh D tạo ra muối E nên muối E là muối amoni.
E không tạo kết tủa với BaCl2 và AgNO3 nên E không phải là muối clorua, muối sunfat.
Từ đó xác định được muối E.
Khi nung muối E thu được khí F. Từ đó xác định được khí F.
- B tác dụng với Li ở điều kiện thường tạo ra chất rắn C, C tan vào H2O tạo khí A
→ B là N2; A là NH3; C là Li3N.
- A phản ứng với axit mạnh D tạo ra muối E, E không tạo kết tủa với BaCl2 và AgNO3
→ E là NH4NO3.
Nung E thu được khí F là N2O và chất lỏng G là H2O.
Vậy khí F là N2O
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com