Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Gọi \(S\) là tập chứa tất cả các giá trị nguyên của \(m\) sao cho hàm số \(y = {x^4} - 2\left( {m

Câu hỏi số 381823:
Vận dụng

Gọi \(S\) là tập chứa tất cả các giá trị nguyên của \(m\) sao cho hàm số \(y = {x^4} - 2\left( {m - 1} \right){x^2} + {m^2} - m\)  có ba điểm cực trị lập thành một tam giác vuông. Tổng tất cả các phần tử của tập \(S\) bằng

Đáp án đúng là: A

Câu hỏi:381823
Phương pháp giải

- Tìm điều kiện để hàm số có 3 điểm cực trị.

- Xác định các điểm cực trị của hàm số.

- Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A \Leftrightarrow \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC}  = 0\).

Giải chi tiết

Ta có: \(y' = 4{x^3} - 4\left( {m - 1} \right)x = 4x\left[ {{x^2} - \left( {m - 1} \right)} \right].\)

\(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} = m - 1\end{array} \right.\)

Để hàm số có 3 điểm cực trị thì phương trình \(y' = 0\) phải có 3 nghiệm phân biệt.

\( \Rightarrow \) Phương trình \({x^2} = m - 1\) có 2 nghiệm phân biệt khác \(0\).

\( \Rightarrow m - 1 > 0 \Leftrightarrow m > 1\).

Khi đó ta có \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0 \Rightarrow y = {m^2} - m\\x = \sqrt {m - 1}  \Rightarrow y = m - 1\\x =  - \sqrt {m - 1}  \Rightarrow y = m - 1\end{array} \right.\)

Gọi \(A\left( {0;{m^2} - m} \right);\,\,B\left( {\sqrt {m - 1} ;m - 1} \right);\) \(C\left( { - \sqrt {m - 1} ;m - 1} \right)\).

Tam giác \(ABC\) cân tại \(A\), do đó để \(ABC\) là tam giác vuông thì phải vuông tại \(A\).

Ta có: \(\overrightarrow {AB}  = \left( {\sqrt {m - 1} ; - {m^2} + 2m - 1} \right);\,\,\)\(\overrightarrow {AC}  = \left( { - \sqrt {m - 1} ; - {m^2} + 2m - 1} \right)\).

\(\Delta ABC\) vuông tại \(A \Rightarrow \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC}  = 0\).

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow  - \left( {m - 1} \right) + {\left( {m - 1} \right)^4} = 0\\ \Leftrightarrow \left( {m - 1} \right)\left[ {{{\left( {m - 1} \right)}^3} - 1} \right] = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m - 1 = 0\\m - 1 = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\,\,\left( {ktm} \right)\\m = 2\,\,\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy \(S = \left\{ 2 \right\}\) nên tổng các phần tử của \(S\) bằng 2.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com