Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102

Các hạt nhân của các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt sơ cấp gồm prôton mang điện tích dương và các nơtron không mang điện gọi chung là các nuclôn. Trong tự nhiên, có nhiều hạt nhân tự động phóng ra các tia gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác. Một trong các loại tia phóng xạ đó là tia β- gồm các hạt electrôn. Các quá trình biến đổi hạt nhân trên luôn tuân theo các định luật bảo toàn của các đại lượng như: điện tích, số nuclôn, năng lượng và động lượng.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102

Các hạt nhân của các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt sơ cấp gồm prôton mang điện tích dương và các nơtron không mang điện gọi chung là các nuclôn. Trong tự nhiên, có nhiều hạt nhân tự động phóng ra các tia gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác. Một trong các loại tia phóng xạ đó là tia β- gồm các hạt electrôn. Các quá trình biến đổi hạt nhân trên luôn tuân theo các định luật bảo toàn của các đại lượng như: điện tích, số nuclôn, năng lượng và động lượng.

Quảng cáo

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng?  

A. Bên trong hạt nhân có chứa các hạt electrôn. 

B. Các hạt electrôn có thể được phóng ra từ bên trong hạt nhân. 

C. Bên trong hạt nhân, các hạt protôn tự biến đổi thành electrôn. 

D. Các hạt nơtron trong hạt nhân tự biến đổi thành electrôn.

Câu hỏi : 391781
Phương pháp giải:

Áp dụng lí thuyết về cấu tạo hạt nhân nguyên tử và phóng xạ

  • Đáp án : B
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Bên trong hạt nhân chỉ chứa các nuclon (proton và notron). → A sai.

    Dòng các electron hay tia β- có thể phóng ra từ hạt nhân là do notron phân rã tạo ra. → B đúng.

    Khi proton khi phân rã cho ra pozitron (β+) là phản hạt của electron chứ ko phải electron. Sau khi phân rã proton sẽ biến đổi thành 1 nuclon khác → C sai.

    Các notron không thể tự động biến đổi thành electron được mà nó sẽ biến thành 1 nuclon khác, electron chỉ là một sản phẩm nhỏ của quá trình biến đổi. Hơn nữa trong bài đọc có thông tin là hạt nhân tự động phóng ra các tia phóng xạ chứ không phải là các notron. → D sai.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng? 

A. Bên trong hạt nhân không có lực đẩy giữa các hạt mang diện dương. 

B. Tồn tại một loại lực hút đủ mạnh bên trong hạt nhân thắng lực đẩy Culông. 

C. Có lực hút tĩnh điện bên trong hạt nhân. 

D. Hạt nhân bền vững không nhờ vào một lực nào.

Câu hỏi : 391782
Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về lực hạt nhân

  • Đáp án : B
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Lực tương tác giữ các nuclon trong hạt nhân là lực hút, gọi là lực hạt nhân, có tác dụng liên kết các nuclon với nhau. → D sai.

    Lực hạt nhân không phải lực tĩnh điện, nó không phụ thuộc vào điện tích của nuclon. → C sai.

    Bên trong hạt nhân vẫn tồn tại lực đẩy giữa các hạt mang diện dương, nhưng có một loại lực hút đủ mạnh bên trong hạt nhân thắng lực đẩy Culông gọi là lực tương tác mạnh. → A sai, B đúng.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 3: Giả thiết trong một phóng xạ, động năng của electron được phóng ra là E, nhiệt lượng do phóng xạ này tỏa ra (gồm tổng các động năng của tia phóng xạ và của hạt nhân con) xấp xỉ bằng: 

A. E.                                  

B. 2E.                                

C. 0.                                           

D. \(\frac{E}{2}\).

Câu hỏi : 391783
Phương pháp giải:

Động lượng của hạt nhân: \(p=mv\)


Động năng của hạt nhân: \({{E}_{d}}=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}\)


Định luật bảo toàn động lượng: \({{p}_{s}}={{p}_{t}}\)


Nhiệt lượng do phóng xạ tạo ra: \(Q={{E}_{de}}+{{E}_{dX}}\)

  • Đáp án : B
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Giả sử hạt nhân Y phóng xạ \(\beta -\), hạt nhân con là hạt X.

    Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:

    \({{p}_{s}}={{p}_{t}}\Rightarrow 0={{p}_{e}}+{{p}_{X}}\Rightarrow \left| {{p}_{X}} \right|=\left| {{p}_{e}} \right|\Rightarrow \left| {{m}_{X}}{{v}_{X}} \right|=\left| {{m}_{e}}{{v}_{e}} \right|>0\Rightarrow {{v}_{X}}>0\)

    Động năng của hạt nhân X là: \({{E}_{dX}}=\frac{1}{2}{{m}_{X}}{{v}_{X}}^{2}>0\)

    Nhiệt lượng do phóng xạ tạo ra: \(Q={{E}_{de}}+{{E}_{dX}}>E+0>E\Rightarrow Q=2E\)

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com