Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20

“Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…”

(Trích "Cần kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949)

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20

“Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…”

(Trích "Cần kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949)

Quảng cáo

Câu 1:

Đoạn văn trên được viết theo phong các ngôn ngữ nào?


    

A. Phong cách sinh hoạt                                                   

B. Phong cách nghệ thuật     

C. Phong cách chính luận                                                

D. Phong cách khoa học

Câu hỏi : 394183
Phương pháp giải:

Căn cứ 6 phong cách ngôn ngữ đã học (sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận, báo chí, khoa học, hành chính).

  • Đáp án : C
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Đoạn trích trên mang đầy đủ đặc điểm của phong cách chính luận:

    - Tính công khai về quan điểm chính trị: Tác giả bày tỏ quan điểm của mình về tính tự kiêu, tự đại và tác hại của nó đối với con người.

    - Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Tác giả đưa ra tác hại của tính tự kiêu và lấy ví dụ so sánh để người đọc có thể hình dung một cách cụ thể. Các câu văn ngắn liên tiếp được nối với nhau bằng các phép liên kết câu làm cho đoạn văn trở nên chặt chẽ.

    - Tính truyền cảm và thuyết phục: Giọng điệu hùng hồn, ngôn từ sáng rõ

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 2:

Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào?


     

A. Giải thích, bác bỏ, phân tích, so sánh                          

B. Chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích      

C. Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận                  

D. Bình luận, giải thích, chứng minh, phân tích

Câu hỏi : 394184
Phương pháp giải:

Căn cứ vào 6 thao tác lập luận đã học (giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ).

  • Đáp án : A
    (1) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    - Thao tác lập luận:

    + Giải thích: “Tự kiêu, tự đại là khờ dại”.

    Bác bỏ: “Chớ tự kiêu, tự đại”.

    + Phân tích: các câu tiếp theo.

    + So sánh: “Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…”

    Chọn A.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 3:

Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.


     

A. Nhân hóa – làm hình tượng trở nên sinh động                 

B. Câu hỏi tu từ - bộc lộ cảm xúc của tác giả      

C. Điệp từ - nhấn mạnh thái độ của tác giả trong đoạn trích      

D. Nói quá – làm hình tượng trở nên sinh động hơn

Câu hỏi : 394185
Phương pháp giải:

Căn cứ các biện pháp tu từ đã học

  • Đáp án : C
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    - Biện pháp tu từ điệp từ: tự kiêu, tạ đại, hơn mình, thì.

    - Tác dụng: Sử dụng phép điệp từ có tác dụng làm cho lời thơ giàu giá trị biểu đạt, có nhịp điệu; qua đó tác giả nhằm thể hiện sự phản bác của mình về kiểu người tự kiêu, tự đại.

    Chọn C.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 4:

Giải thích ý kiến “Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ”.


     

A. Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái giống nòi.      

B. Tự kiêu, tự đại là làm suy thoái bản thân.      

C. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến tương lai đất nước.     

D. Tự kiêu, tự đại làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Câu hỏi : 394186
Phương pháp giải:

Phân tích, lý giải, tổng hợp

  • Đáp án : B
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    “Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ”: ý kiến nêu lên tác hại của việc tự kiêu, tự đại. “Thoái bộ” ở đây nghĩa là suy thoái, thụt lùi. Một người tự kiêu, tự đại sẽ không học hỏi được những điều hay, không tiếp thu được những kiến thức mới mà chỉ bị thụt lùi về phía sau và không phát triển bản thân lên được.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 5:

Đoạn trích trên khiến ta liên tưởng tới văn bản ngụ ngôn nào đã học?


     

A. Đeo nhạc cho mèo                                                       

B. Thầy bói xem voi      

C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng                                         

D. Ếch ngồi đáy giếng

Câu hỏi : 394187
Phương pháp giải:

Phân tích, liên hệ

  • Đáp án : D
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Đoạn trích trên phê phán tính tự kiêu, tự đại, giống với văn bản Ếch ngồi đáy giếng.

     

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com