Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

  Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Từ ấy”.

Câu 403511:

  Cảm nhận về diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Từ ấy”.

Câu hỏi : 403511
Phương pháp giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).


- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    Giới thiệu tác giả, tác phẩm, luận đề

    - Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng từ rất sớm và tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến.

    - Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó mật thiết với chặng đường lịch sử của dân tộc. Vì vậy mà thơ ông mang đậm tính trữ tình chính trị. Với tâm hồn dạt dào yêu thương của người Huế, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.

    - “Từ ấy” là thi phẩm tiêu biểu, khẳng định vị trí danh dự của ông trong nền văn học Việt Nam. Bài thơ là sự say mê lí tưởng và thiết tha trong tình cảm cách mạng của người thanh niên trẻ được giác ngộ lí tưởng của Đảng.

    - “Từ ấy” nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”, được sáng tác vào tháng 7 năm 1938 nhân sự kiện Tố Hữu được kết nạp Đảng.

    Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình 1.    Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng Đảng:

    * 2 câu đầu:

    - Tác giả sử dụng bút pháp tự sự kể lại kỉ niệm sâu sắc khó quên trong cuộc đời mình.

    “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

    Mặt trời chân lí chói qua tim”

    - Trạng ngữ chỉ thời gian: “Từ ấy”: mốc son chói lọi, mở ra bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời Tố Hữu.

    + Trước mốc son ấy, tác giả yêu nước, thương dân, giàu nhiệt huyết, đau đớn khi thấy nước mình mất chủ quyền, dân mình trở thành người nô lệ nhưng không biết làm gì. Đã có lúc đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục cuộc sống bình yên giả tạo, ngột ngạt, chán nản của trí thức tiểu tư sản; hoặc dũng cảm đứng lên đi theo con đường đấu tranh cách mạng khó khăn, gian khổ. -> Cuối cùng tìm đến con đường cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc.

    + Sau mốc son ấy, tác giả cảm thấy yên tâm với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, dù chông gai nhưng mở ra tương lai tươi sáng.

    - Các hình ảnh ẩn dụ được sử dụng để diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả:

    + Hình ảnh “nắng hạ”: nguồn sáng rự rỡ, đầy sức sống, tràn trề năng lượng, tràn trề sinh lực -> niềm hạnh phúc, sung sướng đang chan chứa trong tâm hồn nhà thơ.

    + Hình ảnh “mặt trời chân lí”: tỏa ra ánh sáng của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác – Lê nin rự rỡ, chói lọi. Thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.

    -> 2 hình ảnh này là sự liên kết mới mẻ, sáng tạo, gợi ra nguồn sáng báo hiệu những điều tốt lành.

    -> Nhà thơ muốn khẳng định: Lí tưởng cách mạng giống như một nguồn sáng mới, đã làm thức tỉnh lí trí, mang đến cho nhà thơ nguồn sức mạnh diệu kì.

    - Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của các động từ mạng:

    + “bừng”: nguồn ánh sáng mạnh, diễn ra đột ngột.

    + “chói”: sự lan tỏa xuyên thấu của nguồn sáng ấy.

    -> Không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến cả trái tim -> Ánh sáng của Đảng, của cách mạng đã xua tan hoàn toàn màn sương mù của ý thức hệ tiểu tư sản, mang đến một chân trời mới của nhận thức và tình cảm.

    * 2 câu cuối:

    - Tác giả sử dụng bút pháp trữ tình để diễn tả trực tiếp niềm hạnh phúc, vui sướng, say mê:

    “Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậm hương và rợn tiếng chim”

    - Biện pháp tu từ so sánh (so sánh mở rộng, ý thơ tràn xuống câu dưới):

    + Vườn hoa lá được đón nhận ánh sáng của mặt trời, của nắng hạ trở nên đậm hương và rộn tiếng chim -> trở nên đầy sinh lực, rộn rã âm thanh và tràn trề hương sắc.

    + Tâm hồn Tố Hữu được đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản, của Đảng, của cách mạng cũng trở nên đầy sinh lực, tràn trề hạnh phúc, có ý nghĩa.

    - Lối vắt dòng làm nổi bật niềm hạnh phúc lớn lao, tràn trề, vô cùng nên không thể diễn tả trong khuôn khổ chật hẹp của 1 dòng thơ mà phải tràn xuống câu thơ tiếp theo.

    2.    Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống:

    “Tôi buộc lòng tôi với mọi người

    Để tình trang trải với trăm nơi

    Để hồn tôi với bao hồn khổ

    Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

    - Cái “tôi”: là cái tôi chung, hòa nhập, gắn  kết với cộng đồng,  không bơ vơ lạc lõng giống như cái “tôi” trong thơ mới.

    - Lối vắt dòng.

    - Cấu trúc tương đồng, có sự phân tách rất rõ rệt: bên này câu thơ là những gi thuộc về cá nhân, phía bên kia câu thơ là những gì thuộc về quần chúng nhân dân rộng lớn.

    - Cá nhân không tách biệt với quần chúng nhân dân mà hòa nhập, xích lại gần quần chúng nhân dân, được diễn tả qua hàng loạt động từ:

    + “buộc”: Nghĩa đen: sự kết nối, thắt chặt những vật thể tách rời không thể riêng rẽ. Trong câu thơ, đó là tinh thần tự nguyện của Đảng viên trẻ tuổi chủ động gắn bó chặt chẽ cuộc đời mình với “mọi người” xung quanh. “Mọi người” là tất cả các giai cấp, tầng lớp, không có sự phân biệt, không có sự kì thị -> vượt lên rào cản giai cấp.

    +“trang trải”: sự vươn xa, phủ khắp theo chiều rộng không cùng -> diễn tả sự gửi trao những tình cảm tha thiết nồng thắm của tác giả đến với “trăm nơi”. Một trăm là con số ước lệ cho những đích đến không có giới hạn mà tình cảm nhà thơ gửi gắm đến với mọi miền của Tổ quốc.

    +“gần gũi nhau”: Là sự gần gũi giữa “tôi” với “bao hồn khổ” -> sự tương tác 2 chiều, người Đảng viên chính thức được đón nhận vào với quần chúng nhân dân.

    - Kết quả cuối cung của sự hòa nhập: “mạnh khối đời”. “Khối đờn” là cuộc đời chung, cuộc đời rộng lớn, không thể nhìn thấy, không thể cân đo đong đếm, là khái niệm trừu tượng. Cách dùng từ “mạnh khối đời” đã khiến”khối đời” trở nên hữu hình.

    -> Nhấn mạnh sức  mạnh của sự đoàn kết trong đấu tranh cách mạng: mỗi cá nhân sẽ làm cho khối đời chung trở nên mạnh hơn, ngược lại, khối đời chung ấy sẽ giúp cho mỗi cá nhân tăng thêm sức mạnh cho mình, vững tâm hơn, tin tưởng hơn.

    3. Khổ 3: Chuyển biến trong tình cảm:

    “Tôi đã là con của vạn nhà

    Là em của vạn kiếp phôi pha

    Là anh của vạn đầu em nhỏ

    Không áo cơm cù bất cù bơ”

    - Cái “tôi” đứng giữa quần chúng lao khổ, hòa nhâp vào quần chúng lao khổ, trở thành thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.

    - Biện pháp lặp cấu trúc cú pháp 3 làn: “là…của” 

    -> Khẳng định sự chắc chắn, vững vàng trong nhận thức và tình cảm của nhà thơ Tố Hữu sau khi được giác ngô lí tưởng cộng sản.

    - Cách tự xưng: “là con”, “là anh”. “là em”

    -> Thể hiện mối quan hệ gắn bó như ruột thịt khi hòa nhập với đại gia đình quần chúng.

    Diễn tả trách nhiệm lớn lao: làm sao để cứu vớt những cuộc đời, những số phận lao khổ.

    - Đại gia đình, những người thân thiết ruột thịt, đó là: “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ”.

    - Số từ số nhiều: “vạn” -> con số ước lệ, không cùng, không giới hạn, đồng nghĩa với việc tình cảm của tác giả dâng tặng cho mọi người là bao la.

    - Gọi thành tên những kiếp sống lầm than -> biểu hiện của sự xót thương, đồng cảm, chia sẻ; đồng thời cũng là biểu hiện của sự căm giận những bất công ngang trái của xã hội cũ -> động lực để tác giả hành động, đấu tranh giải phóng cho những kiếp sống lầm than.

    Tổng kết

     

     

     

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com