Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

   Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn ngắn (10 – 12 dòng):

Mình đi có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

Câu 407621:

   Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn ngắn (10 – 12 dòng):


Mình đi có nhớ những ngày


Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù


Mình về, có nhớ chiến khu


Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?


Mình về, rừng núi nhớ ai


Trám bùi để rụng, măng mai để già.


Mình đi, có nhớ những nhà


Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son


Mình về, còn nhớ núi non


Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh


Mình đi, mình có nhớ mình


Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

Câu hỏi : 407621
Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp, bình luận.

  • (1) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    Yêu cầu về hình thức:

    - Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 10 – 12 dòng.

    - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

    - Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

    Yêu cầu về nội dung:

    *Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

    *Phân tích:

    Đoạn thơ là dòng chảy kỉ niệm nghĩa tình giữa người cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc

    - Những câu lục đều là những câu hỏi với sự lặp đi lặp lại của những cụm từ “mình đi/mình về, có nhớ/còn nhớ” nhằm:

    + khơi gợi nỗi nhớ của người ra đi: “những ngày, chiến khu, những nhà, núi non”

    + tự trải lòng về một miền kí ức không quên

    + cảnh báo, nhắc nhở bởi thói thường lúc đủ đầy dễ dàng quên đi nghĩa cũ tình xưa

    -> Trong câu hỏi “Mình đi mình có nhớ mình”: đại từ “ta” đã chuyển thành đại từ mình “mình” > thể hiện quan hệ gắn bó khăng khít, 2 người mà như 1 người

    - Những câu bát đã gợi nhắc những kỉ niệm cụ thể:

    + Những khắc nghiệt đặc trưng của núi rừng Tây Bắc

    ++ Mưa nguồn suối lũ

    ++ Mây – mù

    + Tác giả sử dụng nghệ thuật đối trong việc tái hiện kỉ niệm gắn bó với con người Việt Bắc:

    ++ Miếng cơm chấm muối  - chi tiết thực diễn tả cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn  >< mối thù/ nặng vai - trừu tượng -> hữu hình, cụ thể, có hình khối, trọng lượng

    ð  nhận trách nhiệm cứu nước, lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm

    ++ Hắt hiu lau xám - không gian sống hoang vu, hiu hắt >< đậm đà lòng son

    + Tác giả còn gợi nhắc dấu mốc thời gian buổi ban đầu: khởi nghĩa Bắc Sơn – 1940, Việt Minh ra đời – 1941

    + Những địa danh thân thuộc: Tân Trào, Hồng Thái,…

    ->Người ở lại thể hiện tình cảm dành cho người ra đi

    + + Biện pháp nhân hóa “rừng núi nhớ ai” là lối nói tế nhị, duyên dáng

    + + Diễn tả nỗi nhớ: Trám bùi để rụng, măng mai để già -> Cả rừng núi trống vắng  - lòng người trống trải hụt hẫng

    *Tổng kết

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com