Dây đàn hồi AB dài 64 cm với đầu A cố định, đầu B nối với nguồn sóng. Bốn điểm M,N,P và
Dây đàn hồi AB dài 64 cm với đầu A cố định, đầu B nối với nguồn sóng. Bốn điểm M,N,P và Q trên dây lần lượt cách đều nhau khi dây duỗi thẳng (M gần A nhất, MA = QB). Khi trên dây xuất hiện sóng dừng hai đầu cố định thì quan sát thấy bốn điểm M,N,P,Q gần nhau nhất dao động với biên độ gần nhau và bằng 10cm, đồng thời trong khoảng giữa M và A không có bụng hay nút sóng, M và Q không phải là bụng. Tỉ số khoảng cách nhỏ nhất và lớn nhất giữa M và Q khi dây dao động là
Đáp án đúng là: D
Quảng cáo
+ Sử dụng biểu thức tính khoảng cách: \(d = \sqrt {\Delta {d^2} + \Delta {u^2}} \)
Trong sóng dừng, các điểm trên dây dao động cùng biên độ và có VTCB cách đều nhau thì chúng cách đều nhau một khoảng \(\frac{\lambda }{2}\) (với điểm bụng) và \(\frac{\lambda }{4}\)
Do M, Q không phải là bụng \( \Rightarrow \) Khoảng cách giữa các điểm là \(\frac{\lambda }{4}\)
\(AB = 2\frac{\lambda }{8} + 3\frac{\lambda }{4} = 64 \Rightarrow \lambda = 64cm\) và trên dây có 2 bó sóng.
+ Khoảng cách nhỏ nhất giữa M và Q:
\({d_{\min }} = MQ = \frac{{3\lambda }}{4} = 48cm\) (Khi M, Q ở VTCB)
+ Khoảng cách lớn nhất giữa M và Q:
\({d_{ma{\rm{x}}}} = \sqrt {M{Q^2} + {{\left( {2{\rm{a}}} \right)}^2}} = \sqrt {{{48}^2} + {{\left( {2.10} \right)}^2}} = 52cm\)
\( \Rightarrow \frac{{{d_{\min }}}}{{{d_{ma{\rm{x}}}}}} = \frac{{48}}{{52}} = \frac{{12}}{{13}}\)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com