Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?

Câu 487741: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?

A. Đốt dây sắt trong bình đựng khí O2.

B. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và HCl loãng.

C. Nhúng thanh magie vào dung dịch HCl.

D. Nhúng thanh đồng vào dung dịch HNO3 loãng.

Câu hỏi : 487741

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Lý thuyết ăn mòn điện hóa:

(*) Định nghĩa:

- Là sự oxi hoá kim loại có phát sinh dòng điện.

(*) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

- Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…)

- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

  • Đáp án : B
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Khi nhúng thanh kẽm vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và HCl loãng thì có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

    Giải thích:

    Ban đầu xảy ra phản ứng: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu↓

    Kim loại Cu sinh ra bám trực tiếp lên thanh Zn tạo thành cặp điện cực Zn-Cu, và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li nên xảy ra ăn mòn điện hóa.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com