Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Hai vòi cùng chảy vào bể không có nước, sau 10 giờ thì đầy bể. Nếu vòi thứ nhất chảy trong

Câu hỏi số 502356:
Vận dụng

Hai vòi cùng chảy vào bể không có nước, sau 10 giờ thì đầy bể. Nếu vòi thứ nhất chảy trong 4 giờ, vòi thứ hai chảy trong 7 giờ thì được \(\frac{{13}}{{20}}\) bể. Hỏi mỗi vòi chảy một mình thì sau bao lâu sẽ đầy bể?

Đáp án đúng là: C

Phương pháp giải

Bước 1: Quy ước thể tích của bể làm đơn vị.

Bước 2: Tính xem mỗi giờ cả 2 vòi chảy được mấy phần bể nước, tính xem trong 4 giờ cả 2 vòi chảy được mấy phần bể nước, trong 3 giờ vòi thứ hai chảy được mấy phần bể nước.

Bước 3: Tính xem trong mỗi giờ mỗi vòi chảy được mấy phần bể nước.

Bước 4: Tính thời gian vòi thứ nhất, vòi thứ hai chảy một mình đầy bể.

Giải chi tiết

Trong 1 giờ cả hai vòi cùng chảy được: \(1:10 = \frac{1}{{10}}\) ( bể nước)

Thời gian vòi thứ hai chảy lâu hơn vòi thứ nhất là: \(7 - 4 = 3\) ( giờ)

Trong 4 giờ cả hai vòi cùng chảy được: \(4 \times \frac{1}{{10}} = \frac{2}{5}\) ( bể nước)

Trong 3 giờ vòi thứ hai chảy được: \(\frac{{13}}{{20}} - \frac{2}{5} = \frac{1}{4}\) ( bể nước)

Trong 1 giờ vòi thứ hai chảy được: \(\frac{1}{4}:3 = \frac{1}{{12}}\) ( bể nước)

Thời gian để vòi thứ hai chảy một mình đầy bể: \(1:\frac{1}{{12}} = 12\) ( giờ)

Trong 1 giờ vòi thứ nhất chảy được: \(\frac{1}{{10}} - \frac{1}{{12}} = \frac{1}{{60}}\) ( bể nước)

Thời gian để vòi thứ nhất chảy một mình đầy bể:  \(1:\frac{1}{{60}} = 60\) ( giờ)

Đáp số: Vòi thứ nhất: 60 giờ. Vòi thứ hai: 12 giờ.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com