Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Tác giả - người thầm lặng sau trang viết Bằng những tác phẩm văn học đã học, em hãy viết

Câu hỏi số 517184:
Vận dụng cao

Tác giả - người thầm lặng sau trang viết

Bằng những tác phẩm văn học đã học, em hãy viết bài văn về chủ đề trên.

Phương pháp giải

phân tích, giải thích, tổng hợp.

Giải chi tiết

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận “Tác giả - người thầm lặng sau trang viết”.

- Ý kiến đề cập đến vai trò của người sáng tạo, tác giả của những trang viết.

- Một tác phẩm chân chính là tác phẩm có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật và chính tác giả là người dụng tâm – tài – tình của mình để kết tinh nên tác phẩm. Tác phẩm sống trong lòng độc giả nhưng chính tác giả là người thầm lặng đóng góp giá trị vào những trang sách đó.

2. Vấn đề lí luận

- Tác giả l à người liên tục sáng tạo, liên tục cách tân, liên tục làm đầy những ý nghĩa và nội dung thẩm mỹ mới cho tác phẩm trong từng chặng đường sáng tác, luôn tạo ra thực đơn tinh thần kỳ lạ, độc đáo cho người đọc. Tức là những dự cảm và ý thức sáng tạo của nghệ sỹ trong từng thời điểm, từng bước ngoặt chuyển mình của đời  sống  xã  hội...  luôn được  họ  suy  tư,  nghiền  ngẫm  và  thể  nghiệm.  Họ  là  người tiền trạm của tâm hồn và nghệ thuật. Sau đó, mới đến lượt người đọc tìm đến và thưởng thức, chiêm cảm theo tâm thế, góc nhìn riêng, vốn văn hoá riêng, vốn nghệ thuật riêng của mình. Hơn ai hết, nghệ sĩ là người luôn năng động trong việc tìm tòi, trang bị kiến thức và miêu tả cái mới, cái cần phải tồn tại bên cạnh cái đang tồn tại mà chứng chỉ hiển minh nhất của họ là chất lượng tác phẩm, làm thành từ trường văn học cho toàn xã hội. Nhờ  thế  giáo sư Phương  Lựu  cho  rằng "Nghệ  thuật  dần  dần  trở  thành  không  phải  chỉ  là trường học của sự sáng tạo thẩm mĩ mà còn là trường học trau dồi năng lực sáng tạo nói chung của con người"

- Không phải sau khi tác phẩm của họ đến với công chúng bạn đọc, thì họ không  ngó ngàng  gì tới  nó  nữa,  mà  trái  lại,  hơn  ai  hết,  họ  là  người  theo  dõi,  hồi  hộp,  vui  buồn  và  trăn  trở cùng  với  nó.  Và  cao  hơn,  chính  họ  tham  gia  vào  quá  trình đọc,  thẩm định  lại,  lấp đầy những  khoảng  trống  vô  thức  trong  khi  sáng  tạo  mà  họ  chưa  kịp  nghĩ đến để  tạo  ra  ý nghĩa mới cho tác phẩm của mình. Họ có thể sửa chữa, nâng cấp cho các lần tái bản về sau, hoặc họ tự mình nâng cao trình độ nghệ thuật cho các tác phẩm mới sắp chào đời. Cứ thế, họ cũng là chủ thể tích cực trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận, tiếp nhận và tái sáng tạo. Chưa kể, những tác giả văn học đồng thời là nhà lý luận - phê bình văn học tầm cỡ. Trên thế  giới, có  Léonard de Vinci, Shakespeare, H. de Balzac, C. Baudelaire, Milan Kundera... Ở Việt Nam như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Nam Cao, Nguyễn Đình  Thi,  Tố  Hữu,  Hoàng  Trung  Thông,  Nguyễn  Minh  Châu,  Nguyễn  Khải... Những  trường  hợp  như  trên  rõ  ràng  là,  hơn  ai  hết,  họ  là  người  có  chức  năng  kép:  vừa sáng  tạo,  vừa  nâng  tầm  vóc  của  văn  chương  lên  tầm  cao  mới,  vừa phá  và thay để  tác động và định hướng nhận thức thNm mỹ cho người đọc, để nâng tầm đón nhận, đón đợi cho người đọc, trước khi, tự người đọc làm nhiệm vụ đó trong từng hoàn cảnh và tâm thế cụ thể.

- R. Jakobson đã khẳng định “Văn học không phải là cái gì khác, mà chính là ngôn ngữ được tổ chức một cách đặc biệt”. Mà trước tiên, không ai khác, chính là nhà văn sáng tạo ra ký hiệu ngôn ngữđặc biệt cho tác phẩm của mình.

3. Chứng minh bằng tác phẩm đã học

Học sinh sử dụng một số dẫn chứng văn học để chứng minh cho sự sáng tạo thầm lặng của tác giả sau trang viết. Có thể sử dụng gợi ý:

- Nguyễn Du sáng tạo “Truyện Kiều” dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đại thi hào của dân tộc Việt Nam đã thay đổi về thể loại, lược bỏ 2/3 cốt truyện, có đến 1941 câu thơ do tự nhà thơ sáng tạo ra, rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ.

Nhờ vậy, trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả. Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn,…” (Phạm Quỳnh). Và trong những đợt sóng mạnh mẽ của cuộc đời, ta vẫn nghe văng vẳng những câu thơ bộc trào niềm tự hào của đất nước:

“Hỡi sông Hồng tiếng nói bốn nghìn năm

Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn…”

Đất nước ta bay lên cùng với những vần thơ Truyện Kiều.

- Hữu Thỉnh sáng tác “Sang thu”.

Nhà thơ trầm ngâm kể về thời khắc ông đặt bút viết bài thơ. Năm 1977, ông tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của mùa Thu.. Không gian cao vút, sâu thăm, yên tĩnh.

Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút. “Bài thơ hình thành rất nhanh và chính tôi cũng lấy rất làm tâm đắc nên thuộc lòng rồi “nhâm nhi” đọc suốt buổi không chán...”.

            “Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu... “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Hai câu thơ này không hẳn nói về hiện tượng giao mùa như một số người hiểu và phân tích. Khi tôi viết bài thơ này tôi đã liên tưởng đến những đám mây mùa Hạ. Đó là những đám mây tràn trọn vẹn vào mùa Thu. Thế nhưng có gì ngăn cảm xúc của tôi lại theo chiều hướng đấy... Mây mùa Hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy giông bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ. Những ước mơ khao khát ấy thường lấy đi rất nhiều sức lực của tuổi trẻ. Tuy nhiên giữa mơ và thực là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực.

“Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý”- nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của bài thơ “Sang thu” trong SGK lớp 9 tâm sự. Nếu như họ lưu ý đến chữ “Thu 1977” thì sẽ hiểu được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh và sự bình yên quý giá biết chừng nào...  

- Nguyễn Minh Châu với “Bến quê”:

Khi Nguyễn Minh Châu tuyên bố “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, cũng là khi ông bước chân lên chuyến đò ngang duy nhất trong ngày từ phía “bãi bồi bên kia sông” trở về bên này với bao ngổn ngang của thế sự đời tư. Khoảng cách trần thuật được rút ngắn làm cho cuộc đời hiện lên chân thực hơn. Vẻ non mượt của bãi phù sa bên kia sông đã có thời che lấp những xói lở âm thầm của bờ sông bên này. Nguyễn Minh Châu sử dụng một số hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng (bãi bồi bên kia sông, bờ sông sụt lở dựng đứng, cậu con trai sa vào cuộc chơi phá cờ thế, hoa bằng lăng cuối mùa,...) vừa có tác dụng biểu đạt, vừa gợi dẫn để các vỉa tầng, các mặt sáng tối, bồi lở của cuộc đời được chiếu rọi, được nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn.

Triết lý của “Bến quê” ôm gọn cả hai bờ, là triết lý của cả dòng sông. Chính vì thế, “Bến quê” trở thành bến đỗ và dòng sông là dòng đời bồi lở. Ở đó, song trùng hạnh phúc và đớn đau, xa mà gần, gần mà lại hóa xa xôi, âm thầm mà vô cùng dữ dội,... Nhưng, cái cốt lõi cuối cùng, “Bến quê” trong tư tưởng triết luận của Nguyễn Minh Châu lại chưa phải là “bãi bồi bên kia sông” mà chính là phía bên này với “dải đất lở dốc đứng” chông chênh, đầy âu lo…

3. Tổng kết

- Tác giả – người sáng tạo là người đi tìm cảm hứng, ý nghĩa, triết lí và thể hiện bằng hình thức đa dạng, phong phú.

- Tác giả hoàn thiện quá trình sáng tạo – tiếp nhận văn học.

Câu hỏi:517184

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com