Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Phân tích tư tưởng, Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau:

Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi            

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

(Trích Đất Nước – trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 121)

Câu 528526: Phân tích tư tưởng, Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau:


Em ơi em


Hãy nhìn rất xa


Vào bốn nghìn năm Đất Nước


Năm tháng nào cũng người người lớp lớp


Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta


Cần cù làm lụng


Khi có giặc người con trai ra trận


Người con gái trở về nuôi cái cùng con


Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh


Nhiều người đã trở thành anh hùng


Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ


Nhưng em biết không


Có biết bao người con gái, con trai


Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi            


Họ đã sống và chết


Giản dị và bình tâm


Không ai nhớ mặt đặt tên


Nhưng họ đã làm ra Đất Nước


Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng


Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi


Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói


Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân


Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái


Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm


Có nội thù thì vùng lên đánh bại


Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân


Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại


(Trích Đất Nước – trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 121)

Câu hỏi : 528526

Quảng cáo

Phương pháp giải:

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Phân tích tư tưởng, Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích.


- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.

  • (8) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    I. Mở bài

    - Dẫn dắt, giới thiệu hai đoạn trích mở đầu giới thiệu tạo ấn tượng về nhân vật chính của hai nhà văn.

    - Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm và tác phẩm Đất Nước.

    II. Thân bài

    1)      Giới thiệu chung

    - Nguyễn Khoa Điềm một trong những gương mặt nổi bật trong văn học kháng chiến chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm lắng đọng, dồn nén thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. 

    - Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971. Đây là bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng bị tạm chiếm ở miền Nam trước năm 1975.

    - Tư tưởng Đất nước nhân dân được tác giả tập trung thể hiện nổi bật trong đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu chương V của trường ca.

    2)      Phân tích

    a. Giải thích

    Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”: khác với quan điểm thời phong kiến cho rằng đất nước thuộc về vua chúa, trích đoạn đã làm nổi bật tư tưởng đất nước là của nhân dân - của tất cả mọi người không phân biệt giai cấp tầng lớp. Đất nước là do nhân dân tạo dựng, bảo vệ và làm chủ.

    b. Phân tích: Trong đoạn trích, Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được tác giả tập trung thể hiện trên phương diện lịch sử:

    * Nhìn sâu vào chiều dài lịch sử “Hãy nhìn rất xa- Vào bốn nghìn năm ĐN”, nhà thơ càng thấm thía công lao xây dựng, vun đắp, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là của lớp người trẻ tuổi. Đó là những con người bình dị, năm tháng nào cũng có, cũng giống như anh và em của hôm nay.

    - Trong thời bình, họ hiền lành và chăm chỉ trong công việc lao động để xây dựng đất nước, đưa đất nước đi lên sánh ngang với bè bạn quốc tế:

    Năm tháng nào cũng người người, lớp lơp

    Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

    Cần cù làm lụng

    - Còn trong thời loạn, “khi có giặc” ngoại xâm:

    Khi có giặc người con trai ra trận

    Người con gái trở về nuôi cái cùng con

    Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

    +  Những trang nam nhi nhanh chóng đứng lên, nhận lấy trách nhiệm cứu nước về mình, lên đường thực hiện nghĩa vụ của kẻ làm trai. Hành động dũng cảm và cao đẹp ấy được thực hiện một cách giản dị, như một lẽ tất yếu, không hề có lấy một giây phút băn khoăn.

    + Người con trai đã ra trận, còn người con gái ở lại gánh vác công việc gia đình, thực hiện thiên chức muôn đời của người phụ nữ “nuôi cái cùng con”. Thế nhưng, dòng máu anh hùng của bà Trưng bà Triệu có lẽ chưa bao giờ ngừng chảy trong huyết mạch của thế hệ cháu con, nên “ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”. Câu thơ nhẹ nhàng như một lẽ tự nhiên, nhưng đã làm bừng sáng hình ảnh người phụ nữ VN bất khuất và kiên cường.

    - Với những đóng góp ấy, với sự kiên cường bất khuất vô song, họ đã trở thành anh hùng:

    Nhiều người đã trở thành anh hùng

    Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

    Nhưng em biết không

    Có biết bao người con gái con trai
    Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
    Họ đã sống và chết
    Giản dị và bình tâm
    Không ai nhớ mặt đặt tên
    Nhưng họ đã làm ra Ðất Nước

    + Chỉ có số ít trong họ được Tổ quốc ghi công, tên tuổi được vinh danh muôn thuở, trở thành những anh hùng hữu danh. Còn phần lớn đều là những anh hùng vô danh. Ở đây, NKĐ không chú trọng phác họa một chân dung điển hình cụ thể nào, dù người đó là anh hùng hay vĩ nhân, mà muốn tôn vinh một đám đông vô danh: sống giản dị và bình tâm, cống hiến âm thầm và lặng lẽ. Họ không có gương mặt và tên tuổi, nhưng chính họ đã làm nên chân lí, làm ra ĐN.

    -> Đám đông vô danh ấy chính là hình tượng nhân dân được xây dựng theo lối khái quát hóa, tập hợp hóa. Đó là một đám đông vĩ đại, bất khuất, đã làm nên đất nước. Để biểu đạt ý thơ này, tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “Họ” để chỉ chung cho cả tập thể, cả dân tộc.

    + Những câu thơ đến đây tự nhiên ngắn lại vừa thể hiện sự đóng góp lặng thầm của nhân dân vừa thể hiện xúc cảm bùi ngùi, nghẹn ngào của nhà thơ trước sự hi sinh lớn lao của họ.

    * Không chỉ lao động xây dựng đất nước, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, mà những thế hệ người Việt trong suốt bốn nghìn năm còn gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau mọi giá trị văn hoá vật chất và tinh thần:

    Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
    Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
    Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
    Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
    Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

    Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

    Có nội thù thì vùng lên đánh bại

    - Đây là đoạn thơ cao trào cảm xúc như nước lũ tràn bờ với lời thơ tuôn chảy ào ạt đầy phấn chấn say mê. Nên những câu thơ hàm súc cô đọng ở trên đến đây đã mở rộng, dài từ mười đến mười hai âm tiết. Đoạn thơ dày đặc những động từ, những hình ảnh như giữ, truyền, gánh, đắp đập, be bờ… cùng với điệp từ “họ” mang đến cảm giác lịch sử là cuộc chạy tiếp sức không mệt mỏi của các thế hệ người Việt. Mỗi thế hệ cầm ngọn đuốc sự sống chạy một đoạn đường và truyền lại cho thế hệ tiếp theo.

    - Nhân dân đã làm ra sự sống- ra cuộc đời ĐN bằng những việc làm cụ thể:

    + gìn giữ hạt lúa cho mùa sau: bằng công việc chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm, trồng cấy trên mảnh ruộng từ nghìn đời, các thế hệ người Việt không chỉ hướng đến mục đích nuôi sống bản thân và gia đình, mà còn thực hiện được một nghĩa vụ hết sức thiêng liêng, đó là tạo dựng và truyền lại cho đời sau nền văn minh lúa nước, đảm bảo sự đủ đầy về vật chất cho các thế hệ cháu con

    + giữ lửa bằng hòn than, con cúi: trải qua hàng bao nhiêu thế kỉ tăm tối và mông muội, con người mới tìm ra lửa và thay đổi cuộc sống của mình. Trân trọng ngọn lửa quý giá ấy, những thế hệ đi trước đã tìm cách giữ truyền ngọn lửa theo cả chiều thời gian và không gian cho các thế hệ sau. Bằng hòn than đượm hồng, bằng con cúi tết bằng rơm hết sức đơn sơ, ngọn lửa đã đi đến ngày hôm nay để tỏa sáng, tỏa ấm cho đời

    + truyền giọng điệu cho con: tiếng nói mà chúng ta thường ngày sử dụng để trao đổi, giao tiếp và tư duy, tưởng là tự nhiên mà có, hóa ra là một thứ tài sản quý giá của dân tộc mà cha ông đã dần hình thành và hoàn thiện từ thuở khai thiên lập địa. Hiểu điều ấy, chúng ta sẽ biết tự hào mỗi khi sử dụng tiếng mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

    + mang theo tên xã tên làng trong những chuyến di dân: trong suốt chiều dài lịch sử, các thế hệ người Việt đã phải trải qua biết bao những chuyến di dân vì thiên tai, vì chiến tranh loạn lạc… Nhưng thay đổi không gian sống mà chiều sâu văn hóa vùng miền vẫn nguyên vẹn, tên xã tên làng vẫn không hề đổi thay. Cho đến ngày hôm nay, người Việt Nam khi đặt chân đến các đất nước xa xôi, cũng không quên cội nguồn bằng cách tỏa sáng bản sắc của dân tộc mình

    + đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái: đó là những công trình thủy lợi từ đời xưa vẫn lưu giữ đến ngày hôm nay để che chở cho người dân Việt tránh khỏi lũ lụt và để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ví dụ đê sông Hồng là công trình kì vĩ mà ông cha đã để lại và chúng ta có trách nhiệm hoàn thiện, lưu giữ cho đời sau. Chúng ta biết ơn công lao ông cha đã tạo dựng những nền tảng tốt đẹp để hôm nay chúng ta được hưởng thụ

    + khi giặc đến thì vùng lên đấu tranh anh dũng bảo vệ đất nước, có nội thù thì cùng nhau đánh bại để bảo vệ cuộc sống bình yên. Bằng những hành động ấy, họ đã truyền lại cho con cháu lòng yêu nước và tinh thần quả cảm

    => Cứ thế, lịch sử dân tộc được nối dài, sức sống đất nước được duy trì và phát triển qua bao thế hệ. Những con người vô danh, bình dị, không ai nhớ mặt đặt tên, chính là những người đã làm nên đất nước muôn đời… Đây chính là cơ sở để tác giả dẫn dắt đến chủ đề “Để ĐN này là ĐN nhân dân”. Âm hưởng của đoạn thơ trang trọng hào hùng như những lời âm vang của lịch sử để ngợi ca truyền thống dân tộc. Đặt trong bối cảnh đất nước có giặc ngoại xâm thì niềm tự hào về truyền thống dân tộc là biểu hiện sâu sắc của tình yêu Tổ quốc.

    3. Đánh giá chung

    * Về giá trị nội dung tư tưởng: Đây không phải tư tưởng mới, tư tưởng này đã xuất hiện trong thơ xưa đến nay như xuất hiện trong thơ Nguyễn Trãi: Nhân dân bốn cõi một nhà; Trong thơ hiện đại của Nguyễn Đình Thi: Ôm đất nước những người áo vải/ Đã đứng lên thành những anh hùng;… ->Tuy nhiên, chỉ đến NKĐ, ĐN và tư tưởng ĐN của Nhân dân mới được nhìn nhận trên nhiều bình diện: địa lí, lịch sử, văn hoá. Và ở mỗi bình diện, NKĐ đều có những phát hiện mới, cách nói mới về ĐN so với những cách nhìn quen thuộc bấy lâu.

     Khi nói về lịch sử của ĐN, tác giả không đi theo lối mòn là nhắc đến các triều đại, các anh hùng đã lưu danh sử sách:

    Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

    (Bình Ngô đại cáo)

    -> mà kể về vô vàn những con người vô danh và  bình dị, họ là nhân dân đông đảo đã thầm lặng đóng góp máu xương cho ĐN dù tên tuổi, cống hiến của họ không được hậu thế lưu giữ, lưu truyền.

    * Về đặc sắc nghệ thuật:

    - Đoạn thơ được triển khai theo hình thức quy nạp giầu tình chính luận, chất suy tư sâu nặng

    - Nội dung chính luận của đoạn thơ được biểu hiện một cách trữ tình trong những hình tượng nghệ thuật sinh động, qua những chất liệu văn học dân gian được sử dụng sáng tạo, có khả năng đưa đến cho người đọc những xúc cảm thẩm mĩ phong phú

    - Tính nhất quán xuyên suốt đoạn thơ thể hiện ở giọng điệu tâm tình tha thiết, lắng sâu như cuộc trò chuyện của đôi lứa yêu nhau, khiến những lời thơ chính luận không còn khô khan mà đi vào lòng người một cách ngọt ngào.

    III. Kết bài:

    - Khẳng định lại vấn đề.

    - Khẳng định giá trị tác phẩm và vị trí tác giả.

     

     

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com