Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân). Từ đó, anh/ chị hãy liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn  Nam Cao để nhận xét về điểm khác biệt của văn học trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

 

Câu 530322: Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân). Từ đó, anh/ chị hãy liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn  Nam Cao để nhận xét về điểm khác biệt của văn học trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945.


 

Câu hỏi : 530322
Phương pháp giải:

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân). Từ đó, anh/ chị hãy liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn  Nam Cao để nhận xét về điểm khác biệt của văn học trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945.


- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.

  • (4) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    I. Mở bài

    - Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật người vợ nhặt.

    - Giới thiệu tác giả: Kim Lân.

    - Giới thiệu tác phẩm: Vợ nhặt.

    II. Thân bài

    1) Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt

    a. Chân dung, lai lịch:

    *Lai lịch:

    Người vợ nhặt có lai lịch khá đặc biệt: không tên tuổi, không quê hương, không quá khứ, không gia đình, không nghề nghiệp…

    *Chân dung:

    - Thị xuất hiện với một ngoại hình thật thảm hại.

    - Cách nói năng của thị chỏng, đanh đá.

    - Điệu bộ, hành động của thị thô lỗ, táo bạo đến mức thành trơ trẽn:

    b) Số phận

    - Thân phận trở nên vô nghĩa trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, vì vậy mà thị nhanh chóng trở thành vợ nhặt – vợ theo không một người xa lạ sau vài câu đùa vui tếu táo, để bám víu vào sự sống. Cũng vì vậy mà thị bước chân về nhà chồng trong một đám cưới hết sức thảm hại.

    - Bước chân đến nơi mới hay gia cảnh nhà chồng hết sức khó khăn: ngôi nhà đứng rúm ró ở một xóm ngụ cư nghèo… Tương lai phía trước vẫn là một màu xám xịt, bị đe dọa bởi cái đói, cái chết.

    c) Vẻ đẹp tâm hồn

    *Khát vọng mãnh liệt:

    Nhìn từ một góc độ khác, cách nói năng, những điệu bộ, hành động của thị lại là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt.

    *Vẻ đẹp nữ tính:

    Khi theo Tràng về làm vợ, thị thay đổi hẳn, vẻ đẹp nữ tính dần dần được hồi sinh và bộc lộ:

    - Trên đường về nhà chồng:

    - Khi bước chân vào nhà chồng:

    - Khi gặp gỡ và tiếp xúc với bà cụ Tứ:

    - Buổi sáng hôm sau:

    *Niềm tin vào tương lai:

    Trong bóng tối của cái nghèo, thị vẫn hướng về sự sống, khao khát thay đổi cuộc đời. Thị nhắc đến chuyện ở mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế, còn phá kho thóc của Nhật để chia cho người đói…

    2. Liên hệ nhân vật Thị Nở để nhận xét về điểm khác biệt của văn học trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

    a. Liên hệ nhân vật Thị Nở:

    *Chân dung, lai lịch:

    - Xấu ma chê quỷ hờn với gương mặt được xem là “một sự mỉa mai của hóa công”.

    - Dở hơi “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích”:

    - Nghèo: không còn ai thân thích, ở với một bà cô ế chống đã ngoài 50 tuổi, làm thuê cho người buôn chuối và trầu không đi các tỉnh lân cận. Thị sống bằng những nghề lặt vặt ở làng.

    - Có dòng giống mả hủi “Người ta tránh thị như tránh con vật nào rất tởm”.

    -> Nhà văn Nam Cao đã nhốt nhân vật vào cái lô cốt bốn chiều ấy như để ngăn cản hạnh phúc không thể đến với thị.

    *Số phận bất hạnh:

    - Đến tuổi dựng vợ gả chồng đã không thể lấy được chồng.

    - Khi yêu và được yêu, thì khát vọng hạnh phúc đã bị dập tắt không thương tiếc.

    -> Do định kiến hẹp hòi của xã hội mà không có cơ hội được làm vợ, làm mẹ, không có cơ hội được đón nhận hạnh phúc.

    * Phẩm chất tốt đẹp

    - Tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc.

    - Khát khao hạnh phúc.

    b. Nhận xét về điểm khác biệt của văn học trước và sau cách mạng

    * Nét chung (tính thống nhất) của hai nhân vật:

    - Cùng là những người phụ nữ đầy khiếm khuyết.

    - Cùng là nạn nhân của xã hội phong kiến, sống một cuộc đời nghèo khổ.

    - Cùng tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn lấp lánh sau vỏ bọc thô nhám, thảm hại: vẻ đẹp mang thiên chức của người phụ nữ Việt Nam, vẻ đẹp của lòng khao khát hạnh phúc chính đáng

    * Nét riêng (tính khác biệt):

    - Trong  “Chí Phèo”, Thị Nở không có cơ hội được đón nhận hạnh phúc. Kết truyện, cùng với cái chết của Chí Phèo là mọi cửa ngõ hạnh phúc đã đóng chặt lại với Thị Nở, một tương lai mờ mịt mở ra.

    - Trong “Vợ nhặt”, thị dù vẫn đang sống trong cảnh đói nghèo và cái chết đang rình rập đâu đây nhưng ít nhất thị đã được đón nhận hạnh phúc trong tình yêu thương và tấm lòng nhân hậu của Tràng và bà cụ Tứ, và phía trước của thị là tia sáng đang nhen nhóm, đó là sự dẫn dắt soi đường của cách mạng. Đó là con đường sống cho gia đình thị và cho những người dân nghèo lúc bấy giờ.

    -> Sau thành công của cách mạng tháng Tám, một trang sử mới của dân tộc đã mở ra, niềm tin vào chế độ xã hội mới công bằng, dân chủ đã được phản chiếu qua trang viết của các nhà văn, tạo nên cái kết mở và sáng. Nhớ đó, giá trị nhân đạo của tác phẩm không chỉ dừng lại ở nội dung tố cáo xã hội, đồng cảm với những bất hạnh của nhân vật, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người trong hoàn cảnh tăm tối mà còn có thêm nội dung tìm ra hướng giải thoát cho cuộc đời nhân vật. Đó là nội dung chỉ có được khi nhận được sự tiếp sức của thời đại.

    III. Kết bài

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com