Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong văn bản nghệ thuật, mối quan hệ giữa mở đầu và kết thúc là hết sức đa dạng và luôn giữ vai trò quan trọng làm nên ý nghĩa của tác phẩm.

Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên qua hai bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Câu 531281: Trong văn bản nghệ thuật, mối quan hệ giữa mở đầu và kết thúc là hết sức đa dạng và luôn giữ vai trò quan trọng làm nên ý nghĩa của tác phẩm.


Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên qua hai bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Câu hỏi : 531281

Quảng cáo

Phương pháp giải:

phân tích, giải thích, tổng hợp.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    I. Mở bài

    - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong văn bản nghệ thuật, mối quan hệ giữa mở đầu và kết thúc là hết sức đa dạng và luôn giữ vai trò quan trọng làm nên ý nghĩa của tác phẩm.

    - Giới thiệu ngắn gọn 2 tác giả và tác phẩm: Ông đồ ( Vũ Đình Liên), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

    II. Thân bài

    1. Giải thích:

    - Khung của tác phẩm văn học được tạo thành bởi hai yếu tố: mở đầu và kết thúc. Vai trò đặc biệt của các phạm trù mở đầu và kết thúc văn bản trong việc mô hình hoá có quan hệ trực tiếp với những mô hình văn hoá phổ quát nhất. Chẳng hạn, những mô hình văn hoá phổ quát luôn để lại dấu ấn đậm nét của các phạm trù ấy trong một phạm vi văn bản hết sức rộng lớn.

    - Mở đầu như đường ranh giới cơ bản luôn luôn chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng.

    - Kết thúc: Nếu yếu tố mở đầu của văn bản có quan hệ ở một mức độ nhất định với việc mô hình hoá nguyên nhân, thì phần kết thúc lại tăng cường dấu hiệu của mục đích.

    => Khẳng định: Mối quan hệ giữa mở đầu và kết thúc là hết sức đa dạng và luôn giữ vai trò quan trọng làm nên ý nghĩa của tác phẩm và qua hai bài thơ Ông đồ ( Vũ Đình Liên), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) đã làm sáng tỏ được điều đó.

    2. Chứng minh

    2.1. Ông đồ ( Vũ Đình Liên)

    a. Mở đầu

    Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tàu giấy đỏ

    Bên phố đông người qua.

    - Hình ảnh ông đồ xuất hiện gắn liền với hình ảnh hoa đào báo hiệu mùa xuân về.

    + Ông đồ và hoa đào là hình ảnh gắn liền với nhau, báo hiệu cho năm mới

    + Cặp từ "Mỗi năm ... lại": sự quen thuộc, lặp đi lặp lại như thói quen thường niên, đối với ông đồ và với mọi người.

    + Hình ảnh ông đồ cùng giấy đỏ, mực tàu: hình ảnh quen thuộc ăn sâu vào tâm trí con người mỗi khi tết đến xuân về.

    => Hình ảnh đẹp đẽ nhất, bình dị, trầm lặng giữa cái xô bồ của phố xá thời điểm giao mùa.

    - Hình ảnh ông đồ thời kì này là trung tâm điểm thu hút sự chú ý của mọi người:

    + Chỉ yên lặng ngồi bên phố, thế nhưng, ông đồ lại thu hút sự chú ý của tất cả mọi người

    => Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ

    b. Kết thúc

    Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

    - Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đôi đỏ. Nhưng nay, cùng thời điểm khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian

    => Đánh giá: Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông đồ già, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc.

    2.2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

    a. Mở đầu

    Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

    Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

    - Biện pháp nghệ thuật

    + Điệp ngữ: không có

    + Liệt kê: kính, đèn, mui, thùng

    => thể hiện sự tàn phá của chiến tranh và tổn thất nặng nề mà chúng ta phải chịu

    - Tinh thần bất khuất, ý chí mạnh mẽ của những người lính lái xe

    + Vẫn lạc quan và đầy tự tin

    + Vượt qua mọi khó khăn, giữ vững tay lái cho bánh xe lăn đều

    - Chiến tranh khiến cho chiếc xe không còn kính, bị biến dạng, tái hiện chân thực nhất hình ảnh của cuộc chiến tranh chống Mĩ khốc liệt.

    b. Kết thúc

    Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

    Chỉ cần trong xe có một trái tim.

    - Thái độ ngang tàng bất chấp khó khăn, nguy hiểm của những người lính lái xe, khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển, một lòng vì miền Nam thân yêu.

    - Hình ảnh trái tim ở cuối bài thơ: Là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo

    + Lòng yêu Tổ quốc, tinh thần tự tôn dân tộc

    + Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

    + Chính tình yêu, sự quả cảm của các anh là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho kháng chiến

    => Đánh giá: Ở khổ thơ đầu nhà thơ đã tái hiện hình ảnh chiếc xe không kính, đến khổ thơ cuối nhà thơ lại một lần nữa tái hiện hình ảnh chiếc xe không có kính nhằm khắng định sức mạnh, ý chí quyết tâm của người lính chiến đấu.

    III. Kết bài:

    - Khẳng định: Trong văn bản nghệ thuật, mối quan hệ giữa mở đầu và kết thúc là hết sức đa dạng và luôn giữ vai trò quan trọng làm nên ý nghĩa của tác phẩm.

    - Khái quát lại vấn đề trong 2 bài thơ và nêu cảm nhận của em về nó.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com