Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Phân tích ba thời điểm cuộc đời của người lính với vầng trăng qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Qua đó, em nhận ra được điều gì Nguyễn Duy muốn gửi gắm qua bài thơ?

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngữ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa.

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường.

Thình lình đèn điện tất

phòng bay-định tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.

Câu 531284: Phân tích ba thời điểm cuộc đời của người lính với vầng trăng qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Qua đó, em nhận ra được điều gì Nguyễn Duy muốn gửi gắm qua bài thơ?


Hồi nhỏ sống với đồng


với sông rồi với bể


hồi chiến tranh ở rừng


vầng trăng thành tri kỉ.


Trần trụi với thiên nhiên


hồn nhiên như cây cỏ


ngữ không bao giờ quên


cái vầng trăng tình nghĩa.


Từ hồi về thành phố


quen ánh điện, cửa gương


vầng trăng đi qua ngõ


như người dưng qua đường.


Thình lình đèn điện tất


phòng bay-định tối om


vội bật tung cửa sổ


đột ngột vầng trăng tròn.

Câu hỏi : 531284

Quảng cáo

Phương pháp giải:

phân tích, tổng hợp.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    I. Mở bài:

    - Giới thiệu vài nét về Nguyễn Duy.

    - Giới thiệu khái quát về tác phẩm Ánh trăng.

    -Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

    II. Thân bài: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

    1. Khái quát về bài thơ

    - Hoàn cảnh sáng tác:

    + Bài thơ ra đời vào năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.

    2. Vầng trăng trong quá khứ:

    -Tác giả nhớ đến kỉ niệm của mình với trăng lúc nhỏ: gắn bó với đồng, với sông, với bể,…

    -Tác giả nhớ đến hồi khi chiến tranh mình và trăng đã ở trong rừng cùng

    => Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.

    - “Hồi chiến tranh ở rừng” – những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh,“vầng trăng thành tri kỉ” -> Nghệ thuật nhân hóa

    - “Trần trụi với thiên nhiên/ hồn nhiên như cây cỏ”

    => Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên”, so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ” -> cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng.

    - Tình cảm gắn bó sâu sắc và thân thiết: “không… quên… vầng trăng tình nghĩa” -> thể hiện tình cảm thắm thiết với vầng trăng.

    - Trăng như bạn thân tình, người bạn tri kỉ đối với tác giả:

    + Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao..

    2. Vầng trăng của hiện tại:

    - Chiến tranh kết thúc:

    + Đất nước hòa bình.

    + Hoàn cảnh sống thay đổi: “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”:

    + Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng.

    + Biện pháp nhân hóa, so sánh: “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”.

    => Khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm, phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.

    - Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:

    + Tình huống: mất điện, phòng tối om.

    + “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương đi tìm nguồn sáng

    => Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.

    3. Cảm xúc của tác giả về trăng với con người:

    -Tâm trạng buồn tủi của tác giả nhớ trăng kỉ niệm, nhớ trăng xưa tác giả cảm thấy cuộc sống thay đổi thì tình cảm cũng thay đổi theo cảm nhận về một quá khứ đẹp, một kỉ niệm sâu sắc với trăng

    => Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.

    3.  Nguyễn Duy muốn gửi gắm qua bài thơ:

    + Bài thơ Ánh trăng là một trong những bài thơ vô cùng thấm thía mà nhà thơ muốn gửi gắm đến độc giả. Một triết lí sâu sắc về làm người. Con người không ngừng lao theo những thứ vật chất phù phiếm nên thường bỏ qua những thứ giản dị mộc mạc gắn bó với mình. Vì thế hãy sống thủy chung với quá khứ bởi nó chính là sợi dây kết nối mãnh liệt với hiện thực và đời sống con người trong hiện thực và tương lai.

    + Đồng thời bài thơ nhắc nhở một lẽ sống tốt đẹp của con người cũng là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung trong quá khứ.

    4. Nghệ thuật 

    - Bài thơ như một câu chuyện riêng có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.

    - Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ.

    - Nhịp thơ khi thì tự nhiên nhẹ nhàng theo lối kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư.

    III. Kết bài:

    - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

    - Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ, rút ra bài học nhận thức và hành động bản thân.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com