Trong phòng thí nghiệm, một học sinh điều chể và thu khí SO2 như hình vẽ sau: a) Viết phương
Trong phòng thí nghiệm, một học sinh điều chể và thu khí SO2 như hình vẽ sau:
a) Viết phương trình hóa học điều chế SO2 và cho biết tác dụng của quỳ tím ẩm.
b) Hãy chỉ ra các chi tiết chưa chính xác trong hình vẽ bên. Giải thích? Vẽ lại hình cho chính xác.
c) Để nhận biết SO2 tạo thành có thể sục khí này vào dung dịch nào? Hãy để xuất 2 dung dịch phù hợp, nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học.
d) Có nên thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc không? Vì sao?
Quảng cáo
a) PTHH: Na2SO3 + H2SO4 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
Tác dụng của quỳ tím ẩm: Thử tính axit yếu của axit H2SO3.
Hiện tượng: Quỳ tím ẩm sẽ hóa hồng.
SO2 + H2O ⇄ H2SO3
Nếu để lâu hơn, quỳ tím có thể bị nhạt màu dần rồi mất màu do SO2 có tính tẩy màu.
b) Các chi tiết chưa chính xác ở hình vẽ:
- Ống nghiệm thu khí SO2 lơ lửng (cần kẹp vào giá hoặc thu bằng bình tam giác).
- Đầu ống nghiệm thu khí SO2 cần được nút kín bằng bông tẩm dung dịch kiềm để tránh khí SO2 thoát ra không khí (do SO2 là khí độc).
*Hình vẽ tham khảo:
c) Để nhận biết khí SO2 có thể sục khí này vào dung dịch H2S hoặc dung dịch Br2.
- Với dung dịch H2S: xuất hiện vẩn đục màu vàng.
PTHH: SO2 + 2H2S → 3S ↓ + 2H2O
vàng
- Với dung dịch Br2: dung dịch brom bị nhạt màu dần rồi mất màu.
PTHH: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
nâu đỏ không màu
d) Không nên thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc vì:
Tuy phản ứng vẫn xảy ra và thu được khí SO2: Na2SO3 + 2HCl \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2NaCl + SO2 ↑ + H2O
Nhưng:
- HCl là axit dễ bay hơi nên trong khi đun nóng hỗn hợp phản ứng, HCl sẽ bay hơi đáng kể và thoát ra cùng với khí SO2 làm khí SO2 thu được không tinh khiết.
- Việc mất đi một lượng HCl sẽ làm phản ứng xảy ra khó hơn (do tinh thể Na2SO3 tiếp xúc với ít HCl hơn).
- Tiêu tốn hóa chất (để bù lại lượng HCl bay hơi).
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com