Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

HAI BIỂN HỒ

(1) Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

(2) Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

(3) Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết…

(Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

HAI BIỂN HỒ

(1) Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

(2) Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

(3) Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết…

(Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Quảng cáo

Câu 1: Văn bản “Hai biển hồ” thuộc loại văn bản nào?

A. Nghị luận xã hội

B. Văn bản văn học

C. Nghị luận văn học

D. Văn bản thông tin.

Câu hỏi : 672684
Phương pháp giải:

Căn bài các kiểu văn bản đã học.

  • Đáp án : A
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Kiểu văn bản: nghị luận xã hội.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 2: Nội dung chính của văn bản là gì?

A. Sức mạnh của đoàn kết.

B. Cho và nhận trong cuộc sống.

C. Lối sống biết ơn.

D. Ý nghĩa của lòng nhân ái.

Câu hỏi : 672685
Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.

  • Đáp án : B
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Nội dung: Cho và nhận trong cuộc sống.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 3: Dấu chấm lửng trong đoạn 1 của văn bản có công dụng gì?

A. Tỏ ý nhiều sự vật liệt kê chưa hết

B. Thể hiện chỗ lời nói ngắt quãng;

C. Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dỡ

D. Làm giãn nhịp điệu câu văn.

Câu hỏi : 672686
Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung dấu ba chấm.

  • Đáp án : D
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Tác dụng: Làm giãn nhịp điệu câu văn.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 4: Từ nào sau đây có yếu tố “đồng” cùng nghĩa với “đồng tình”?

A. Đồng chí.

B. Đồng dao.

C. Đồng lương.

D. Đồng ruộng.

Câu hỏi : 672687
Phương pháp giải:

Phân tích.

  • Đáp án : A
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Từ yếu tố “đồng” cùng nghĩa với “đồng tình”: Đồng chí.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 5: Câu chuyện về hai biển hồ được tác giả sử dùng để làm gì?

A. Trình bày lý lẽ.

B. Thể hiện ý kiến.

C. Đưa ra bằng chứng.

D. Nêu vấn đề cần bàn.

Câu hỏi : 672688
Phương pháp giải:

Dựa vào bài đọc hiểu, tìm ý.

  • Đáp án : C
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Câu chuyện nhằm: Đưa ra bằng chứng.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 6: Xác định chủ ngữ trong câu sau: Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười.

A. Đôi môi

B. Đôi môi có

C. Đôi môi có hé mở

D. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được

Câu hỏi : 672689
Phương pháp giải:

Căn cứ các thành phần câu.

  • Đáp án : A
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười => Chủ ngữ: đôi môi.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 7: Hình ảnh biển hồ Ga-li-lê tượng trưng cho điều gì?

A. Lối sống cởi mở, biết sẻ chia với mọi người.

B. Lối sống ích kỉ, chỉ giữ lại cho riêng mình.

C. Lối sống khiêm nhường, giản dị.

D. Lối sống thanh cao, không coi trọng vật chất.

Câu hỏi : 672690
Phương pháp giải:

Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.

  • Đáp án : A
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Hình ảnh biển hồ Ga-li-lê tượng trưng cho: Lối sống cởi mở, biết sẻ chia với mọi người.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 8: Mục đích chính của tác giả qua văn bản này là gì?

A. Kể lại câu chuyện thú vị, độc đáo của hai biển hồ.

B. So sánh lối sống của con người với hai biển hồ.

C. Khẳng định sự đúng đắn của lối sống biết yêu thương.

D. Khuyên nhủ con người biết sống chia sẻ để hạnh phúc.

Câu hỏi : 672691
Phương pháp giải:

Căn cứ nội dung bài đọc, phân tích.

  • Đáp án : D
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Bài học: Khuyên nhủ con người biết sống chia sẻ để hạnh phúc.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 9: Câu thành ngữ tục ngữ nào phù hợp với thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm?

A. Uống nước nhớ nguồn.

B. Cây ngay không sợ chết đứng.

C. Chia ngọt, sẻ bùi.

D. Trăm hay không bằng tay quen.

Câu hỏi : 672692
Phương pháp giải:

Phân tích.

  • Đáp án : C
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Câu nói: Chia ngọt, sẻ bùi.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 10: “Bất hạnh” được hiểu là:

A. Là không may gặp phải điều rủi ro, làm cho đau khổ.

B. Là tình trạng cảm xúc thất thường, khi vui, khi buồn.

C. Là tình trạng luôn lo lắng, bất an những điều sắp xảy ra.

D. Là tình trạng hưng phấn quá độ, luôn dư thừa năng lượng.Giải Câu 2 () - 0

Câu hỏi : 672693
Phương pháp giải:

Dựa bài nghĩa của từ.

  • Đáp án : A
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    “Bất hạnh” được hiểu là: Là không may gặp phải điều rủi ro, làm cho đau khổ.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com