Khi chuyển động trong không gian, máy bay luôn chịu tác động của bốn lực chính: lực đẩy của
Khi chuyển động trong không gian, máy bay luôn chịu tác động của bốn lực chính: lực đẩy của động cơ, lực cản của không khí, trọng lực và lực nâng khí động học. Lực cản của không khí ngược hướng với lực đẩy của động cơ và có độ lớn tî lệ thuận với bình phương vận tốc máy bay. Một chiếc máy bay tăng vận tốc từ \(900\;{\rm{km}}/{\rm{h}}\) lên \(920\;{\rm{km}}/{\rm{h}}\), trong quá trình tăng tốc máy bay giữ nguyên hướng bay. Lực cản của không khí khi máy bay đạt vận tốc \(900\;{\rm{km}}/{\rm{h}}\) và \(920\;{\rm{km}}/{\rm{h}}\) lần lượt được biểu diễn bởi hai vectơ \({\vec F_1}\) và \(\overrightarrow {{F_2}} \). Hãy giải thích vì sao \({\vec F_1} = k\overrightarrow {{F_2}} \) với \(k\) là một số thực dương nào đó. Tính giá trị của \(k\) (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).
Tổng vecto.
Vì trong quá trình máy bay tăng vận tốc từ \(900\;{\rm{km}}/{\rm{h}}\) lên \(920\;{\rm{km}}/{\rm{h}}\) máy bay giữ nguyên hướng bay nên vectơ \({\vec F_1}\) và \({\vec F_2}\) có cùng hướng. Do đó, \({\vec F_1} = k{\vec F_2}\) với \(k\) là một số thực dương nào đó (1).
Gọi \({v_1},{v_2}\) lần lượt là vận tốc của của chiếc máy bay khi đạt \(900\;{\rm{km}}/{\rm{h}}\) và \(920\;{\rm{km}}/{\rm{h}}\).
Suy ra \({v_1} = 900(\;{\rm{km}}/{\rm{h}}),{v_2} = 920(\;{\rm{km}}/{\rm{h}})\)
Vì lực cản của không khí ngược hướng với lực đẩy của động cơ và có độ lớn tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc máy bay nên \(\dfrac{{\left| {{{\vec F}_1}} \right|}}{{\left| {{{\vec F}_2}} \right|}} = \dfrac{{v_1^2}}{{v_2^2}} = \dfrac{{{{900}^2}}}{{{{920}^2}}} = \dfrac{{2025}}{{2116}} \Rightarrow \left| {{{\vec F}_1}} \right| = \dfrac{{2025}}{{2116}}\left| {{{\vec F}_2}} \right|\)
Từ (1) và (2) ta có: \({\vec F_1} = \dfrac{{2025}}{{2116}}{\vec F_2} \Rightarrow k = \dfrac{{2025}}{{2116}} \approx 0,96\)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com