Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Xác định phép lặp cú pháp (phối hợp với phép đối) và phân tích tác dụng của nó trong

Câu hỏi số 704481:
Thông hiểu

Xác định phép lặp cú pháp (phối hợp với phép đối) và phân tích tác dụng của nó trong đoạn thơ sau:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức đã học trong thực hành tiếng Việt.

Giải chi tiết

Trong đoạn thơ có 2 lần dùng phép lặp cú pháp (phối hợp với phép đối):

- Vẻ non xa / tấm trăng gần.

Cả hai đều là hai cụm danh từ có kết cấu cú pháp giống nhau: danh từ chỉ đơn vị (vẻ, tấm); danh từ chỉ vật thể (non, trăng), tính từ (xa, gần).

- Cát vàng cồn nọ / bụi hồng dặm kia.

+ Cả hai đều là kết cấu chủ - vị: C: các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và tính từ chỉ màu (cát vàng, bụi hồng). V: các cụm danh từ gồm danh từ chỉ vật và đại từ chỉ định (cồn nọ, dặm kia).

+ Tác dụng chung của phép lặp cú pháp trong đoạn thơ này: khắc họa khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên bên ngoài (có sự gần gũi, tình cảm vạn vật: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”, có cả sự ồn ào sôi động của cuộc sống: “bụi hồng dặm kia” để đối lập với cái cô đơn, nhỏ bé của nàng Kiều trong lầu Ngưng Bích.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com