Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận về hình ảnh của thế hệ trẻ được gợi lên qua hai đoạn trích sau: “Sóng gợn

Câu hỏi số 704482:
Vận dụng cao

Cảm nhận về hình ảnh của thế hệ trẻ được gợi lên qua hai đoạn trích sau:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

(trích “Tràng giang”- Huy Cận)

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(trích “Tây Tiến”- Quang Dũng)

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức đã học trong bài Viết – nói – nghe: Nghị luận so sánh, đánh giá về một tác phẩm thơ.

Giải chi tiết

Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu hai đoạn trích với điểm chung là gợi ra hình ảnh của thế hệ trẻ trước và sau cách mạng

- Giới thiệu tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang

- Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

Thân bài

1) Cảm nhận về hình ảnh thế hệ trẻ được gợi ra qua đoạn trích Tràng giang

a) Bức tranh sông nước buồn vắng.

- Câu thơ mở đầu đã mở ra một không gian sóng nước mênh mông:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

- Trên bức tranh sông nước ấy hiện lên một hình ảnh quen thuộc:

Con thuyền xuôi mái nước song song

- Đến câu thơ thứ ba, nhà thơ tiếp tục những nét vẽ về thuyền và nước nhưng lại đặt trong sự chia lìa:

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

- Giữa dòng tràng giang cổ điển mang phong vị Đường thi, nhà thơ đã thả xuống một hình ảnh “sống sít” của hiện thực (chữ dùng của Xuân Diệu) ở câu cuối cùng:

Củi một cành khô lạc mấy dòng

b) Bức tranh tâm trạng phản chiếu hình ảnh của thế hệ trẻ được gợi lên bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Ngay từ câu thơ mở đầu, dòng tràng giang hiện lên vừa là một hình ảnh ngoại giới vừa là một hình ảnh tâm giới, mang nặng nỗi niềm của thi nhân “buồn điệp điệp

- Sự xuất hiện của con thuyền trong thơ văn xưa nay thường để chỉ sự lênh đênh trôi dạt. Ở đây, ngoài ý nghĩa ước lệ ấy, con thuyền hiện lên giữa sông nước mênh mang còn gợi ra sự bé nhỏ, đơn độc, lẻ loi. Con thuyền ấy lại đang ở trạng thái “xuôi mái”, nghĩa là còn có thêm tính chất thụ động, phó mặc cho dòng nước đẩy đưa…

- Hình ảnh thuyền nước chia lìa làm cho nỗi buồn trong lòng người tiếp tục lan tỏa rộng thêm “sầu trăm ngả”.

- Hình ảnh cành củi khô phải chăng là một ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa sự mênh mông của dòng đời.

2) Cảm nhận về hình ảnh thế hệ trẻ được gợi ra qua đoạn trích Tây Tiến

a) Ngoại hình (bi thương):

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

b) Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng)

c) Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

d) Lí tưởng, khát vọng: được gói gọn trong câu thơ:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

e) Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

3. Nhận xét về hình ảnh thế hệ trẻ qua hai đoạn thơ

- Đoạn thơ Tràng giang bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, từ bức tranh sông nước buồn vắng mà phản chiếu tâm trạng của nhà thơ Huy Cận cũng như các nhà thơ mới, các trí thức tiểu tư sản đương thời -> từ đó thấy được hình ảnh của thế hệ trẻ đương thời (trước cách mạng tháng Tám) mất phương phướng, lạc trôi vô định, do không có lí tưởng sống, không đủ mạnh mẽ và dũng khí để đi theo cách mạng. Họ chìm đắm trong nỗi buồn triền miên, dai dẳng, thường trực…

- Đoạn thơ Tây Tiến đã trực tiếp khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến, qua đó thấy được hình ảnh của thế hệ trẻ những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng. Đó là hình ảnh của thế hệ trẻ xác định rõ lí tưởng cống hiến, xả thân cho sự nghiệp cứu nước. Vì vậy mà hình ảnh những người lính trẻ đầy tự tin, mạnh mẽ, ngay cả sự hi sinh cũng bi tráng và bất khuất.

-> Sự khác biệt đó là do thời đại chi phối. Tác phẩm Tràng giang được sáng tác trước cách mạng, người dân nô lệ đang nằm trong vòng kiềm tỏa của xã hội thực dân phong kiến. Bài thơ Tây Tiến được sáng tác trong những năm tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp, thế hệ trẻ vững tin đi theo ngọn cờ cách mạng sau thành công của Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

III. Kết luận

- Khẳng định lại vấn đề.

- Khẳng định giá trị tác phẩm và vị trí tác giả.

 

Câu hỏi:704482

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com