Viết bài văn phân tích đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán”.
Viết bài văn phân tích đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán”.
Quảng cáo
Phân tích, tổng hợp.
1. Mở bài
- Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu đoạn trích
2. Thân bài
a. Thúy Kiều báo ân
– Cảnh báo ân, diễn ra long trọng, Thúy Kiều cho người “mời” Thúc Sinh tới, hai người tâm sự và có gợi lại chuyện cũ.
- Thúy Kiều tuy có đôi chút tủi hờn, về những ngày tháng phải làm tôi tớ ở nhà Hoạn Thư nhưng nàng cũng hiểu được rằng Thúc Sinh rất nặng tình với nàng.
- Những từ “Nghĩa nặng tình non”, “Cố nhân”,” Người cũ” thể hiện Thúy Kiều là người trọng tình, trọng nghĩa, dù sao cũng một thời nàng làm “Vợ người ta” nên cũng có những kỷ niệm gắn bó, quên làm sao ngay được.
– Thúy Kiều ban tặng cho Thúc Sinh rất nhiều gấm lụa và tiền bạc, điều này thể hiện rằng Thúy Kiều là người chung thủy trước sau như một. Giàu sang, phú quý cũng không vì thế mà quên tình nghĩa xưa kia.
b. Thúy Kiều báo oán
– Thúy Kiều vẫn còn khá giận về Hoạn Thư nàng dùng những lời lẽ sâu cay, bình dân để nói về người phụ nữ nham hiểm này.
- Từ sau lần đánh ghen Thúy Kiều thành công đẩy được nàng tránh xa cuộc đời chồng mình là Thúc Sinh, Hoạn Thư hoan hỉ lắm, vì mang trong lòng sự chiến thắng, hả hê vì chồng phải ngoan ngoãn nghe lời mình.
- Thúy Kiều đã kiên nhẫn khuyên Hoạn Thư nên giữ chừng mực trong cách ăn nói của mình, đừng làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng.
- Hoạn Thư là người đàn bà xảo ngôn, nhưng giờ đang là thủ phạm bị báo oán, đứng trước nhiều binh linh gươm đao quanh mình, Hoạn Thư có chút run sợ. Hoạn Thư tự biết mình đã hành xử quá đáng với Thúy Kiều nên xuống nước cầu xin, dùng những lời lẽ khôn ngoan để biện hộ cho tội lỗi của mình.
- Những lời xin tội của Hoạn Thư ngẫm ra thì cũng có lý, có tình, chỉ vì khen quá nên Hoạn Thư mù quáng. Trong cuộc đời này cảnh chồng chung không ai thích và chẳng ai muốn chia sẻ chồng mình với người phụ nữ khác nên hành động của Hoạn Thư cũng có thể tha thứ được.
c. Kết thúc màn báo ân báo oán
- Diễn biến của cảnh báo ân, báo oán hết sức bất ngờ với người đọc. Lúc đầu ai cũng nghĩ Thúy Kiều sẽ phải hành hạ lại Hoạn Thư cho hả dạ những ngày nàng tủi nhục, cay đắng. Nhưng trước những lời cầu xin có tình, chí lý của Hoạn Thư, Thúy Kiều cảm thấy siêu lòng và nàng quyết định tha bổng cho Hoạn Thư trước sự ngỡ ngàng của người đọc.
– Qua đoạn trích này ta thấy Thúy Kiều là người có tấm lòng độ lượng, biết phân biệt đúng sai và không phải là người nhỏ nhen, chấp nhất. Nàng thật sự là một phụ nữ không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn có trái tim nhân hậu, lương thiện, bao dung với lỗi lầm của người khác.
d. Giá trị nội dung
- Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.
- Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.
e. Giá trị nghệ thuật
- Đoạn trích bộc lộ tài năng của Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
- Qua những đối đáp của Thúy Kiều với Thúc Sinh và Hoạn Thư, có thể thấy Thúy Kiều đã tự bộc lộ tính cách và tâm trạng của mình một cách hết sức tự nhiên (tấm lòng trân trọng, biết ơn với Thúc Sinh qua cách nói trang trọng, giàu ước lệ; nỗi đau đớn tủi nhục không nguôi trước sự hành hạ của Hoạn Thư khiến Kiều cũng có những lời lẽ sắc sảo, chua chát, có phần nghiệt ngã).
- Những lí lẽ gỡ tội của Hoạn Thư cũng bộc lộ rõ tính cách của con người “nói lời ràng buộc thì tay cũng già”.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com