Điện áp \(U\,(V)\) yêu cầu cho một mạch điện được cho bởi công thức \(U = \sqrt {P \cdot R} \),
Điện áp \(U\,(V)\) yêu cầu cho một mạch điện được cho bởi công thức \(U = \sqrt {P \cdot R} \), trong đó \(P(W)\) là công suất tiêu thụ của điện trở và \(R\left( {\rm{\Omega }} \right)\) là giá trị điện trở.
a) Tính điện áp để thắp sáng cho bóng đèn A có công suất tiêu thụ là 100 W và giá trị điện trở là \(110{\rm{\Omega }}\) (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của vôn).
b) Bóng đèn B có điện áp 110 V và giá trị điện trở là \(88{\rm{\Omega }}\). Công suất tiêu thụ của bóng đèn B có lớn hơn công suất tiêu thụ của bóng đèn A hay không? Vì sao?
Quảng cáo
Thay số liệu vào công thức để tính.
a) Bóng đèn \(A\) có công suất tiêu thụ là 100 W nên \(P = 100\left( W \right)\).
Bóng đèn A có giá trị điện trở là \(110{\rm{\Omega }}\) nên \(R = 110\left( {\rm{\Omega }} \right)\).
Thay vào công thức \(U = \sqrt {P \cdot R} \), ta có: \(U = \sqrt {100 \cdot 110} = 10\sqrt {110} \approx 105\,\,(V)\)
Vậy điện áp để thắp sáng cho bóng đèn \(A\) có công suất tiêu thụ là 100 W và giá trị điện trở là \(110{\rm{\Omega }}\) khoảng 105 V .
b) Bóng đèn \(B\) có điện áp là 110 V nên \(U = 110\,\,(V)\).
Bóng đèn \(B\) có giá trị điện trở là \(88{\rm{\Omega }}\) nên \(R = 88\left( {\rm{\Omega }} \right)\).
Thay \(U = 110\,\,(V)\) và \(R = 88\left( {\rm{\Omega }} \right)\) vào \(U = \sqrt {P \cdot R} \), ta có: \(110 = \sqrt {P \cdot 88} \)
Suy ra 88 P = 12 100, do đó \(P = 137,5\left( W \right)\).
Do \(137,5 > 100\) nên công suất tiêu thụ của bóng đèn \(B\) lớn hơn công suất tiêu thụ của bóng đèn \(A\).
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com