Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Thi thử toàn quốc Đợt 2 ngày 28-29/12/2024 ↪ Thi ngay ĐGNL Hà Nội (HSA) ↪ Thi ngay ĐGNL TP.HCM (V-ACT)
Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 86 đến 90: “Lâu nay, khái niệm trí

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 86 đến 90:

“Lâu nay, khái niệm trí thức thường bị hiểu thiên lệch vì nhuốm màu bằng cấp. Tôi thấy nhiều khi công chúng dùng chữ "trí thức" để chỉ người có bằng đại học trở lên. Nhưng cách hiểu đó có lẽ chưa đúng.

Có những nhóm người Việt trong và ngoài nước lấy từ "trí thức" làm tên diễn đàn, hội của họ. Vì họ cho rằng các thành viên là người có bằng cấp, một số giữ giữ các chức vụ khoa bảng, học hàm, học vị cao. Nhưng vài người trong đó chia sẻ với tôi, họ vẫn cảm thấy dè dặt tự nhận mình là trí thức. Theo họ, đó là một đại ngôn. Tuy nhiên, nếu đã hiểu ý nghĩa của khái niệm trí thức thì những người có bằng cấp cao cũng có lý do để dè dặt hơn khi tự xem mình là trí thức.

Tôi tìm hiểu, chữ "trí thức" xuất hiện lần đầu ở Việt Nam vào đầu thập niên 1930 trong cuốn Từ điển Pháp - Việt do Đào Duy Anh biên soạn. Ông dịch chữ intellectuel là "trí thức". Trí thức có thể hiểu là người làm cho xã hội lúc nào cũng thức tỉnh. Để làm cho xã hội thức tỉnh, người trí thức phải hội đủ ba yếu tố: có kiến thức, nhiều ý tưởng mới, giá trị và tự nguyện dấn thân. Tôi thấy cách dịch của cụ Đào Duy Anh rất hay và đúng. Hiểu theo nghĩa đó, người làm cho xã hội thức tỉnh không nhất thiết phải có bằng cấp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư hay danh hiệu khoa bảng. Nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo, bác sĩ, nhà giáo, nhà khoa học, nhà sư, linh mục, doanh nhân... đều có thể là trí thức. Chúng ta có thể nghĩ ngay đến những vị tiền nhân như Phan Châu Trinh, Phan Khôi, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng... Họ là những trí thức tiêu biểu của đất nước.”

(Trích Trí thức là ai, Nguyễn Văn Tuấn, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)

Trả lời cho các câu 732917, 732918, 732919, 732920, 732921 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Thông hiểu

Theo đoạn trích, khái niệm trí thức được dùng để chỉ đối tượng nào?

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:732918
Phương pháp giải

Căn cứ văn bản

Giải chi tiết

Theo đoạn trích, khái niệm trí thức được dùng để chỉ: Người làm cho xã hội lúc nào cũng thức tỉnh.

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu

Theo tác giả, người làm cho xã hội thức tỉnh KHÔNG cần có yếu tố nào sau đây?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:732919
Phương pháp giải

Căn cứ văn bản

Giải chi tiết

Theo tác giả, người làm cho xã hội thức tỉnh KHÔNG cần có bằng cấp, danh hiệu

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu

Từ “đại ngôn” (in đậm) trong đoạn trích được hiểu theo nghĩa nào?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:732920
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc.

Giải chi tiết

Từ “đại ngôn” (in đậm) trong đoạn trích được hiểu: Quá mức, không thật phù hợp

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu

Ý nào được suy ra từ đoạn trích là chính xác?

Đáp án đúng là:

Câu hỏi:732921
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc.

Giải chi tiết

Trí thức thực sự là phải có kiến thức, nhiều ý tưởng mới, giá trị và tự nguyện dấn thân.

Chọn C.

Câu hỏi số 5:
Thông hiểu

Theo lập luận của tác giả, mối quan hệ giữa “trí thức” và “bằng cấp” là gì?

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:732922
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc

Giải chi tiết

Theo lập luận của tác giả, mối quan hệ giữa “trí thức” và “bằng cấp” là: Mối quan hệ đồng nhất ở một số người

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com