Góc với đường tròn
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 41:
Cho hai hình tròn đồng tâm, một dây AB của hình tròn lớn tiếp xúc với hình tròn nhỏ. Biết AB 10 cm, tính diện tích hình vành khăn (phần của hình tròn lớn nằm ngoài hình tròn nhỏ).
Câu hỏi số 42:
Hình vẽ sau biểu diễn một hình trăng lưỡi liềm trong đó các cung AmB, AnB có số đo lần lượt bằng 180° , 120°. Tính diện tích hình trăng lưỡi liềm đó , biết AB = 4 cm.
Câu hỏi số 43:
Trong hình vẽ, ABCD là hình vuông, các đường tròn (A; AB) và (D; DA) cắt nhau tại điểm E (nằm trong hình vuông). Biết cạnh hình vuông bằng 5 cm, tính diện tích các phần được tạo thành.
Câu hỏi số 44:
Trong hình vẽ, ABCD là hình vuông, đường tròn (A; AB) và đường tròn đường kính CD cắt nhau tại điểm E (ngoài điểm D). Tính diện tích phần gạch sọc, biết rằng AB = 4 cm.
Câu hỏi số 45:
Hai đường tròn (O; 6 cm) và (O'; 4 cm) cắt nhau tại các điểm A, B. Các bán kính qua A, B của mỗi đường tròn là tiếp tuyến của đường tròn kia. Tính diện tích hình giới hạn bởi hai cung nhỏ AB của hai đường tròn đó.
Câu hỏi số 46:
Hai đường tròn (O; 3,0cm) và (O'; 9,0 cm) tiếp xúc ngoài với nhau. Tính diện tích hình giới hạn bởi hai đường tròn và hai tiếp tuyến chung ngoài của chúng.
Câu hỏi số 47:
Cho tam giác ABC nội tiếp một đường tròn (O). Biết ; AB = a. Tính bán kính đường tròn (O); độ dài cung nhỏ AB.
Câu hỏi số 48:
Cạnh bên của một tam giác cân bằng 8,0cm, góc ở đáy bằng 30° . Tính độ dài đường kính và độ dài đường tròn ngoại tiếp tam giác.
Bài 49:
Cho tam giác ABC vuông ở A. Nửa đường tròn đường kính AB cắt BC tại D. Trên cung AD lấy một điểm E. Nối BE và kéo dài cắt AC tại F.
Câu hỏi số 1:
Chứng minh CDEF là một tứ giác nội tiếp.
Câu hỏi số 2:
Kéo dài DE cắt AC ở K. Tia phân giác của góc CKD cắt EF và CD tại M và N. Tia phân giác góc CBF cắt DE và CF tại P và Q. Tứ giác MNPQ là hình gì ? Tại sao?
Câu hỏi số 3:
Gọi R, R1, R2 theo thứ tự là bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC, ADB, ADC. Chứng minh rằng R2 = R12 + R22
Câu hỏi số 50:
Từ điểm A ngoài đường tròn (O) kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Trên tia đối của tia BC lấy điểm D. Gọi E là giao điểm của DO và AC. Qua E vẽ tiếp tuyến thứ hai với đường tròn (O), tiếp tuyến này cắt đường thẳng AB ở K. Chứng minh bốn điểm D, B, O, K cùng thuộc một đường tròn.
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com