Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

 Xác định phép tu từ và tác dụng của các phép tu từ đó trong các ví dụ sau:

a.      “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

          Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

                           (“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)

b.        “Áo chàm đưa buổi phân li

      Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

                                   (“Việt Bắc” – Tố Hữu)

c.       “Một giọt máu đào hơn ao nước lã.”

                                                          (Tục ngữ)

d.      “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

          Voi uống nước, nước sông phải cạn.

                                (“Bình Ngô đại cáo”– Nguyễn Trãi)

 e.     "Quê hương tôi có con sông xanh biếc

         Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

         Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,

         Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.”

                       (“Nhớ con sông quê hương” – Tế Hanh)

 f.“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”

                             (“Tuyên ngôn Độc lập” – Hồ Chí Minh)

g.          “Bác Dương thôi đã thôi rồi       

       Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. ”               

                      (“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)

Câu 195645:  Xác định phép tu từ và tác dụng của các phép tu từ đó trong các ví dụ sau:


a.      “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm


          Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”


                           (“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)


b.        “Áo chàm đưa buổi phân li


      Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”


                                   (“Việt Bắc” – Tố Hữu)


c.       “Một giọt máu đào hơn ao nước lã.”


                                                          (Tục ngữ)


d.      “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,


          Voi uống nước, nước sông phải cạn.


                                (“Bình Ngô đại cáo”– Nguyễn Trãi)


 e.     "Quê hương tôi có con sông xanh biếc


         Nước gương trong soi tóc những hàng tre.


         Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,


         Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.”


                       (“Nhớ con sông quê hương” – Tế Hanh)


 f.“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”


                             (“Tuyên ngôn Độc lập” – Hồ Chí Minh)


g.          “Bác Dương thôi đã thôi rồi       


       Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. ”               


                      (“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)

Câu hỏi : 195645
Phương pháp giải:

Căn cứ kiến thức về các bài về biện pháp tu từ.

  • (1) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    a. Nhân hóa: “Thuyền im” – “bến mỏi” – “nằm”

    Con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm im trên bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm, qua đó nói lên cuộc sống lao động vất vả, đầy sóng gió thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài.

    b. Hoán dụ: “áo chàm” (màu sắc trang phục đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao Việt Bắc) hoán dụ cho những người dân nơi đây.

    Biện pháp tu từ này vừa gợi cảnh chia tay xúc động giữa đồng bào chiến khu và cán bộ kháng chiến vừa thể hiện được tình cảm gắn bó, thân thương giữa kẻ ở với người đi.

    c. Ẩn dụ: “máu đào” – quan hệ huyết thống, họ hàng; “nước lã” – chỉ người dưng. Từ đó nhấn mạnh ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm ruột thịt.

    d. Nói quá:

    Lối miêu tả cường điệu, phóng đại được tác giả sử dụng để ca ngợi sức mạnh hùng hậu, vô địch của nhĩa quân Lam Sơn.

    e. – Nhân hóa: “tóc những hàng tre” – diễn tả vẻ đẹp sống động của những bóng tre mềm mại, nghiêng nghiêng bên dòng sông tựa mái tóc óng ả của người con gái.

    - So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” – gợi vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của một tâm hồn trẻ thơ yêu quý và gắn bó với dòng sông quê.

    f. Các điệp ngữ “Một dân tộc đã gan góc…, một dân tộc đã gan góc…”, “dân tộc đó phải được…, dân tộc đó phải được…”: nhấn mạnh tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu giành lại nền độc lập, tự do; đồng thời khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta là tất yếu.

    g. Nói giảm nói tránh : tránh cảm giác đau buồn trong cảm xúc của tác giả.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com