Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Phương trình:\(3\sqrt{x-1}+m\sqrt{x+1}=2\sqrt[4]{{{x}^{2}}-1}\)  có nghiệm x khi:

Câu 221372: Phương trình:\(3\sqrt{x-1}+m\sqrt{x+1}=2\sqrt[4]{{{x}^{2}}-1}\)  có nghiệm x khi:

A. \(0\le m\le \frac{1}{3}\)

B. \(-1<m\le \frac{1}{3}\)

C. \(m\ge \frac{1}{3}\)

D. \(-1\le m\le \frac{1}{3}\)

Câu hỏi : 221372

Quảng cáo

Phương pháp giải:

- Chia cả hai vế của phương trình cho \(\sqrt{x+1}>0\) và đặt ẩn phụ \(t=\frac{\sqrt[4]{x-1}}{\sqrt[4]{x+1}}\).


- Từ điều kiện \(x\ge 1\) ta tìm được điều kiện của \(t\) là \(0\le t<1\).


- Từ phương trình ẩn \(t\), rút \(-m=f\left( t \right)\) và xét hàm \(f\left( t \right)\) trên \(\left[ 0;1 \right)\), từ đó suy ra điều kiện của \(m\).

  • Đáp án : B
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Phương trình: \(3\sqrt{x-1}+m\sqrt{x+1}=2\sqrt[4]{{{x}^{2}}-1}\)(Điều kiện: \(x\ge 1\))

    \(\Leftrightarrow 3\sqrt{x-1}+m\sqrt{x+1}=2\sqrt[4]{x-1}.\sqrt[4]{x+1}(*)\)

    Ta  có với \(x\ge 1\Rightarrow \sqrt{x+1}>0.\) Chia hai vế phương trình (*) cho \(\sqrt{x+1}\) ta có: \(\frac{3\sqrt{x-1}}{\sqrt{x+1}}+m=\frac{2\sqrt[4]{x-1}}{\sqrt[4]{x+1}}(1)\)

    Đặt \(t=\frac{\sqrt[4]{x-1}}{\sqrt[4]{x+1}}\Rightarrow {{t}^{4}}=\frac{x-1}{x+1}\).

    Với \(x\ge 1\) thì hàm số \(0\le \frac{x-1}{x+1}=1-\frac{2}{x+1}<1\Rightarrow 0\le {{t}^{4}}<1\Leftrightarrow 0\le t<1\)

    Phương trình (1) trở thành: \(3{{t}^{2}}-2t+m=0(2)\)

    Phương trình (*) có nghiệm \(\Leftrightarrow \) phương trình (2) có nghiệm: \(0\le t<1\)

    Xét hàm \(y=f\left( t \right)=3{{t}^{2}}-2t\) trên \(\left[ 0;1 \right)\) ta có:

    \(f'\left( t \right)=6t-2=0\Leftrightarrow t=\frac{1}{3}\in \left[ 0;1 \right)\)

    Bảng biến thiên:

     

    Từ bảng biến thiên ta thấy để phương trình \(3{{t}^{2}}-2t+m=0\) có nghiệm trong \(\left[ 0;1 \right)\) thì đường thẳng \(y=-m\) phải cắt đồ thị hàm số \(y=f\left( t \right)=3{{t}^{2}}-2t\) tại ít nhất 1 điểm.

    Do đó \(-\frac{1}{3}\le -m<1\Leftrightarrow -1<m\le \frac{1}{3}\)

    Vậy \(-1<m\le \frac{1}{3}\) thì phương trình đã cho có nghiệm.

    Chú ý:

    - HS thường quên không tìm điều kiện của ẩn phụ \(t\) hoặc tìm sai điều kiện (một số bạn chỉ đặt điều kiện \(t\ge 0\) sẽ dẫn đến kết quả sai)

    - Ở bước kết luận, một số bạn nhầm lẫn điều kiện để có nghiệm và có 2 nghiệm nên sẽ chọn \(0\le m\le \frac{1}{3}\)  để phương trình có 2 nghiệm cũng là một kết quả sai.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com