Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 2:
Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
Đáp án đúng là: A
Dựa vào điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:
- Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…)
- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li
- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)
Thí nghiệm 1: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Ở đây chỉ có 1 điện cực là Fe nên không xảy ra ăn mòn điện hóa.
Thí nghiệm 2: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Có 2 điện cực Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp với nhau, nhúng trong cùng dung dịch chất điện li (muối sunfat).
→ Xảy ra ăn mòn điện hóa.
Thí nghiệm 3: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Ở đây chỉ có 1 điện cực là Cu nên không xảy ra ăn mòn điện hóa.
Thí nghiệm 4: Có 2 điện cực Cu và Fe tiếp xúc trực tiếp với nhau, nhúng vào cốc đựng dung dịch HCl.
→ Xảy ra ăn mòn điện hóa.
Vậy có 2 thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hóa.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com