Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong thí nghiệm Y – âng, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4μm và λ2 = 0,6μm. Trên màn quan sát, gọi M và N là hai điểm nằm ở hai phía so với vân trung tâm mà M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức xạ λ1; N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ λ2. Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là

Câu 412421:

Trong thí nghiệm Y – âng, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4μm và λ2 = 0,6μm. Trên màn quan sát, gọi M và N là hai điểm nằm ở hai phía so với vân trung tâm mà M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức xạ λ1; N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ λ2. Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là

A. 43  

B. 40    

C. 42   

D. 48

Câu hỏi : 412421
Phương pháp giải:

Công thức xác định vị trí vân sáng: \({x_s} = ki = k.\dfrac{{\lambda D}}{a};k \in Z\)


Hai vân sáng trùng nhau: \({x_{s1}} = {x_{s2}} \Leftrightarrow {k_1}{\lambda _1} = {k_2}{\lambda _2}\)


Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN: \({N_s} = {N_1} + {N_2} - {N_{12}}\)

  • Đáp án : C
    (7) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức xạ λ1; N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ λ2.

    - Xét trên đoạn OM (Không xét vân trung tâm):

    + Số vân sáng của bức xạ λ1 là: \({N_1} = 11\)

    + Số vân sáng của bức xạ λ2 bằng số giá trị k nguyên thỏa mãn:

    \(\begin{array}{l}{x_{s2}} \le {x_M} \Leftrightarrow \dfrac{{{k_2}{\lambda _2}D}}{a} \le \dfrac{{11{\lambda _1}D}}{a} \Leftrightarrow {k_2} \le \dfrac{{11{\lambda _1}}}{{{\lambda _2}}} = 7,3\\ \Rightarrow {k_2} = 1;2;3;4;5;6;7 \Rightarrow {N_2} = 7\end{array}\)

    + Số vân trùng nhau của hai bức xạ:

    \({k_1}{\lambda _1} = {k_2}{\lambda _2} \Rightarrow \dfrac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \dfrac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _2}}} = \dfrac{3}{2} = \dfrac{6}{4} = \dfrac{9}{6} \Rightarrow {N_T} = 3\)

    Vậy có 3 vị trí trùng nhau.

    Số vân sáng quan sát được trên đoạn OM là:

    \(N = {N_1} + {N_2} - {N_T} = 11 + 7 - 3 = 15\)

    - Xét trên đoạn ON (Không xét vân trung tâm):

    + Số vân sáng của bức xạ λ2 là: \({N_2} = 13\)

    + Số vân sáng của bức xạ λ1 bằng số giá trị k nguyên thỏa mãn:

    \(\begin{array}{l}{x_{s1}} \le {x_N} \Leftrightarrow \dfrac{{{k_1}{\lambda _1}D}}{a} \le \dfrac{{13{\lambda _2}D}}{a} \Leftrightarrow {k_1} \le \dfrac{{13{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = 19,5\\ \Rightarrow {k_2} = 1;2;3;...;19 \Rightarrow {N_1} = 19\end{array}\)

    + Số vân trùng nhau của hai bức xạ:

    \(\begin{array}{l}{k_1}{\lambda _1} = {k_2}{\lambda _2}\\ \Rightarrow \dfrac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \dfrac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _2}}} = \dfrac{3}{2} = \dfrac{6}{4} = \dfrac{9}{6} = \dfrac{{12}}{8} = \dfrac{{15}}{{10}} = \dfrac{{18}}{{12}} \Rightarrow {N_T} = 6\end{array}\)

    Vậy có 3 vị trí trùng nhau.

    Số vân sáng quan sát được trên đoạn OM là:

    \(N' = {N_1} + {N_2} - {N_T} = 19 + 13 - 6 = 26\)

    - Tại O có 1 vân sáng là vân sáng trung tâm: \({N_O} = 1\)

    Vậy số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là:

    \({N_{MN}} = N + N' + {N_O} = 15 + 26 + 1 = 42\)

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com