Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho hai bình trụ có cùng tiết diện S = 100cm2, đặt thẳng đứng và nối thông nhau qua một ống nhỏ có van V. Ban đầu, van V đóng. Bình 1 chứa chất lỏng A có khối lượng riêng DA = 800kg/m3 đầy tới miệng vòi tràn; bình 2 chứa chất lỏng B có khối lượng riêng DB = 1000 kg/m3 đầy tới ngang vị trí van V và chất lỏng C có khối lượng riêng DC = 700 kg/m3 đầy tới miệng bình (Hình 1). Ống nối chứa đầy chất lỏng, phía trên van V là chất lỏng A, phía dưới van V là chất lỏng B. Các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau. Các thông số trên hình vẽ có giá trị là H1 = 30cm, H2 = 50cm, a = 4cm, b = 10cm, c = 16cm. Bỏ qua thể tích ống nối.

a) Tính áp suất chất lỏng trong ống nối tại vị trí ngay trên và ngay dưới van V.

b) Mở van V. Các chất lỏng sẽ chảy chậm qua ống nối cho đến khi hệ cân bằng. Quá trình xảy ra như thế nào? Trình bày cơ sở cho nhận định của em.

c) Tính thể tích của từng chất lỏng tràn ra khỏi bình.

Câu 420558:

Cho hai bình trụ có cùng tiết diện S = 100cm2, đặt thẳng đứng và nối thông nhau qua một ống nhỏ có van V. Ban đầu, van V đóng. Bình 1 chứa chất lỏng A có khối lượng riêng DA = 800kg/m3 đầy tới miệng vòi tràn; bình 2 chứa chất lỏng B có khối lượng riêng DB = 1000 kg/m3 đầy tới ngang vị trí van V và chất lỏng C có khối lượng riêng DC = 700 kg/m3 đầy tới miệng bình (Hình 1). Ống nối chứa đầy chất lỏng, phía trên van V là chất lỏng A, phía dưới van V là chất lỏng B. Các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau. Các thông số trên hình vẽ có giá trị là H1 = 30cm, H2 = 50cm, a = 4cm, b = 10cm, c = 16cm. Bỏ qua thể tích ống nối.


a) Tính áp suất chất lỏng trong ống nối tại vị trí ngay trên và ngay dưới van V.


b) Mở van V. Các chất lỏng sẽ chảy chậm qua ống nối cho đến khi hệ cân bằng. Quá trình xảy ra như thế nào? Trình bày cơ sở cho nhận định của em.


c) Tính thể tích của từng chất lỏng tràn ra khỏi bình.


Câu hỏi : 420558
  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    a) Ngay phía trên van là chất lỏng A với chiều cao: \({h_A} = {H_1} - b = 30 - 10 = 20\,\,\left( {cm} \right) = 0,2\,\,\left( m \right)\)

    Áp suất chất lỏng ngay trên van là: \({p_1} = 10{D_A}.{h_A} = 10.800.0,2 = 1600\,\,\left( {Pa} \right)\)

    Ngay phía dưới van là chất lỏng B tại nơi giao với chất lỏng C với chiều cao:

    \({h_C} = {H_2} - b = 50 - 10 = 40\,\,\left( {cm} \right) = 0,4\,\,\left( m \right)\)

    Áp suất ngay dưới van là: \({p_2} = 10{D_C}.{h_C} = 10.700.0,4 = 2800\,\,\left( {Pa} \right)\)

    b) Quá trình xảy ra như sau:

    + Ban đầu, chất lỏng B sẽ tràn sang bình 1 cho tới khi độ cao cột chất lỏng B trong bình 2 bằng a = 4cm, độ cao cột chất lỏng B trong bình 1 khi đó bằng .

    + Sau đó, hệ vẫn chưa đạt được trạng thái cân bằng nên chất lỏng C tiếp tục tràn sang bình 1. Vì chất lỏng C nhẹ hơn nên nổi lên trên chất lỏng A và tràn ra ngoài ở bình 1. Khi độ cao cột chất lỏng C trong bình 2 bằng một giá trị nào đó thì hệ cân bằng.

    Xét áp suất tại hai điểm ngay sát mặt phân cách của hai chất lỏng A và C ở lối vào ống nhỏ của ngăn 1, trạng thái khi đó cân bằng nên:

    \(\begin{array}{l}{D_A}g\left( {{H_1} - c} \right) = {D_C}g\left( {{H_2} - b + a - x - c} \right)\\ \Leftrightarrow 8.14 = 7\left( {28 - x} \right) \Rightarrow x = 12cm\end{array}\)

     

    c) Thể tích chất lỏng B tràn từ bình 2 sang bình 1 bằng thể tích chất lỏng A tràn từ bình 1 ra ngoài:

    \(\Delta {V_A} = S\left( {b - a} \right) = 0,6\;{\rm{lit}}\)

    Thể tích chất lỏng C tràn ra ngoài:

    \(\Delta {V_C} = Sx = 1,2\;{\rm{lit}}\)

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com