Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau: 

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Câu 431198: Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau: 


Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu


Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái


Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại


Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương


Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm


Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.


Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh


Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm


Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi


Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha


Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy


Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Câu hỏi : 431198

Quảng cáo

Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp, bình luận.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm

    2.Phân tích đoạn thơ

    - NKĐ cho chúng ta hình dung về không gian đất nước.

    - Liệt kê: về những danh lam thắng cảnh của đất nước

    - NKĐ đã cho chúng ta cái nhìn bao trọn non sông gấm vóc, đất nước quê hương; mang lại niềm hạnh phúc khi được sống trên mảnh đất mà cảnh trí như dệt gấm thêu hoa.

    - Hình hài đất nước ẩn trong những thắng cảnh: hòn Vọng Phu, hòn Trống Mái, sông Cửu Long,…

    - NKĐ hình sông thế núi không chỉ được tạo nên bởi hình hài tự nhiên mà còn chứa đựng linh hồn của đất nước.

    - NKĐ đã cho chúng ta câu trả lời cho câu hỏi: điều gì đã làm nên phần linh hồn cho hình hài của đất nước.

    + Tình yêu của những cặp vợ chồng đất Việt đã phả vào hình sông thế núi

    + Không có người anh hùng làng Gióng sẽ không có linh hồn của trăm ao đầm

    + Nếu như không có lòng trung hiếu thì con người Việt Nam sẽ không có ý nghĩa của núi Nghĩa Lĩnh

    + Tình yêu với thiên nhiên đã làm nên sông Cửu Long, con cóc, con gà quê hương

    ð  Con người đã phả cuộc sống của mình để làm nên hình hài đất nước.

    ð  Cuộc đời phong phú, đa dạng với bao nhiêu tình cảm, cảm xúc đã làm nên phần linh hồn trong hình hài Tổ quốc.

    ð  Bao thế hệ người Việt đã làm nên hình hài đất nước.

    - Những ai đã “đổ bóng” cho hình hài Đất Nước:

    + Những người vợ nhớ chồng – Tô Thị - hình ảnh biểu trưng cho bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam, câu chuyện Tô Thị đặt ở nước Nam gắn với đất nước có biết bao cuộc chiến tranh lịch sử, có biết bao người phụ nữ bồng con chờ chồng mà phải hóa đá, có biết bao người vợ chờ chồng trong những chuyến đi biển mà biển khơi đã nuốt trọn người chồng. Những người chờ chồng trong chiến tranh, trong lao động. Để có được cuộc sống giản dị mà họ đã phải đã phải hi sinh nhiều như thế. NKĐ không chỉ yêu dân, hiểu dân mà còn thương dân.

    + Yêu nhau ngay cả khi hòa bình hay chiến tranh. Người ta trao cho nhau những câu hẹn thề thủy chung. Từ câu chuyện tình yêu huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ đến câu chuyện tình yêu của ông bà, cha mẹ chúng ta, tất cả đã làm nên hòn Trống Mái.

    + Gióng là biểu trưng của sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh dân gian. Câu bé được lớn lên bởi người mẹ vô danh, bởi sự chăm sóc của cả làng. Gióng đánh giặc bởi sức mạnh của nhân dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của cả dân tộc.

    + Câu chuyện chín mươi chín con voi góp mình gợi nhắc về chữ trung, chữ hiếu, về sự đoàn kết của cả dân tộc.

    + Dân tộc ta là dân tộc hiếu học nên mới có núi Bút, non Nghiên.

    + Sự đổ bóng của những hình tượng thân thuộc nhất mới có con cóc, con gà quê hương ở Hạ Long.

    ð  Những người đổ bóng cho đất nước: vô danh, họ sống cuộc sống của chính họ => tạo nên dáng hình xứ sở.

    - Chất triết luận + nghệ thuật dân gian

    + Những câu chuyện cổ tích đã vừa tạo nên 1 không gian nghệ thuật thân thuộc tuổi thơ. NKĐ mượn những câu chuyện cổ nhưng không hề xưa cũ mà nó vẫn mang cái nhìn quen và lạ, là sự lí giải thú vị về những điều tưởng chừng như ai cũng biết. Những câu chuyện cổ tích vẫn sống động trong cuộc đời mới, lấp lánh dáng hình đất nước. -> sự kết hợp tinh tế giữa tư duy hiện đại với hình thức truyền thống.

    + NKĐ dạy mỗi chúng ta phải nhìn sự vật ở bề sâu, bề xa của nó. NKĐ cũng cho ta thấy nhân dân ta trong cuộc trường chinh trên dải đất hình chữ S gian khổ đã không chỉ đổ mồ hôi, công sức gây dựng nên sự sống mà còn đổ bóng, đổ niềm vui, nỗi buồn, đổ cả tâm tư của mình mới có thể làm nên một hình hài đất nước như bây giờ.

    -> sự kết hợp của yếu tố triết luận với văn hóa dân gian.

    - Những thông điệp về vai trò của những người dân trong việc tạo nên đất nước.

    + NKĐ một lần nữa cho ta thấy mối quan hệ giữa núi sông ta với những con người trên núi sông ta. Với việc liệt kê “dáng hình, ao ước, lối sống” -> núi sông là sự đổ bóng của biết bao con người từ cuộc sống bề ngoài cho đến tâm hồn của họ. Sự đổ bóng ấy là của rất nhiều người, nhiều thế hệ. Điều này được chứng tỏ qua sự lặp lại của động từ “góp” -> núi sông ta là sự đổ bóng, đóng góp, hóa thân của biết bao con người, biết bao nhân dân -> công sức của tập thể, cộng đồng. Cộng đồng ấy được tạo nên ở cả chiều dài thời gian và chiều rộng không gian.

    + Trong niềm xúc động sâu sắc, tác giả thốt lên “Ôi đất nước… núi sông ta”. Cả đoạn thơ là ví dụ đầy sinh động về cá nhân đã hóa thân cho dáng hình đất nước.

    -> Bốn câu thơ đã dựng lên cho chúng ta bức tượng đài về nhân dân. Điều thú vị về bức tượng tài là không có gương mặt cụ thể nào mà là vô danh, lại nổi bật lên dáng hình, ao ước. Bức tượng đì được khức tạc bởi “núi sông ta”. Chính núi sông ta bất tử làm nên sự bất tử cho nhân ta. Chính sự bất tử của nhân dân đã làm nên hình hài đất nước.

    => Đoạn thơ tạo nên sự xúc động sâu sắc.

    3.Tổng kết

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com