Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác đều cạnh \(a\), cạnh bên \(SA = a\) và \(SA \bot \left( {ABC} \right)\). Gọi \(I\) là trung điểm của \(BC\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SI\) và \(AB\) bằng:

Câu 468643: Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác đều cạnh \(a\), cạnh bên \(SA = a\) và \(SA \bot \left( {ABC} \right)\). Gọi \(I\) là trung điểm của \(BC\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(SI\) và \(AB\) bằng:

A. \(\dfrac{{\sqrt {17} a}}{4}\)

B. \(\dfrac{{\sqrt {17} a}}{7}\)  

C. \(\dfrac{{\sqrt {23} a}}{7}\)

D. \(\dfrac{{\sqrt {57} a}}{{19}}\)

Câu hỏi : 468643

Quảng cáo

Phương pháp giải:

- Gọi \(J\) là trung điểm của \(AC\), chứng minh \(d\left( {AB;SI} \right) = d\left( {A;\left( {SIJ} \right)} \right)\).


- Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\). Trong \(\left( {ABC} \right)\) kẻ \(AH//CM\), trong \(\left( {SAH} \right)\) kẻ \(AK \bot SH\,\left( {K \in SH} \right)\), chứng minh \(AK \bot \left( {SIJ} \right)\).


- Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính khoảng cách.

  • Đáp án : D
    (4) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Gọi \(J\) là trung điểm của \(AC\) ta có \(IJ//AB \Rightarrow AB//\left( {SIJ} \right) \supset SI\)

    \( \Rightarrow d\left( {AB;SI} \right) = d\left( {AB;\left( {SIJ} \right)} \right) = d\left( {A;\left( {SIJ} \right)} \right)\).

    Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\), vì \(\Delta ABC\) đều nên \(CM \bot AB \Rightarrow CM \bot IJ\).

    Trong \(\left( {ABC} \right)\) kẻ \(AH//CM \Rightarrow AH \bot IJ\) \(\left( {H \in IJ} \right)\). Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}IJ \bot AH\\IJ \bot SA\end{array} \right. \Rightarrow IJ \bot \left( {SAH} \right)\).

    Trong \(\left( {SAH} \right)\) kẻ \(AK \bot SH\,\left( {K \in SH} \right)\) ta có \(\left\{ \begin{array}{l}AK \bot SH\\AK \bot IJ\,\,\left( {do\,\,IJ \bot \left( {SAH} \right)} \right)\end{array} \right.\) \( \Rightarrow AK \bot \left( {SIJ} \right)\).

    \( \Rightarrow d\left( {A;\left( {SIJ} \right)} \right) = AK\).

    Dễ dàng chứng minh được \(AH = \dfrac{1}{2}CM = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{4}\).

    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông \(SAH\): \(AK = \dfrac{{SH.AH}}{{\sqrt {S{H^2} + A{H^2}} }} = \dfrac{{a.\dfrac{{a\sqrt 3 }}{4}}}{{\sqrt {{a^2} + \dfrac{{3{a^2}}}{{16}}} }} = \dfrac{{a\sqrt {57} }}{{19}}\).

    Vậy \(d\left( {AB;SI} \right) = \dfrac{{a\sqrt {57} }}{{19}}\).

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com