Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Một quả đạn khối lượng 10kg đang bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 85m/s đến điểm M thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 6kg bay với vận tốc 64m/s. Bỏ qua mọi sức cản. Lấy \(g = 10m/{s^2}\).

a) Ngay sau khi nổ nếu mảnh thứ nhất bay theo phương ngang. Tính độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai khi đó.

b) Ngay sau khi nổ, nếu mảnh thứ nhất bay theo chếch lên, hợp với phương ngang góc \({30^0}\).

+ Tính độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai khi đó.

+ Tính độ cao nhất mà mảnh thứ nhất có thể lên đến so với điểm M.

Câu 542286:

Một quả đạn khối lượng 10kg đang bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 85m/s đến điểm M thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 6kg bay với vận tốc 64m/s. Bỏ qua mọi sức cản. Lấy \(g = 10m/{s^2}\).

a) Ngay sau khi nổ nếu mảnh thứ nhất bay theo phương ngang. Tính độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai khi đó.

b) Ngay sau khi nổ, nếu mảnh thứ nhất bay theo chếch lên, hợp với phương ngang góc \({30^0}\).

+ Tính độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai khi đó.

+ Tính độ cao nhất mà mảnh thứ nhất có thể lên đến so với điểm M.

Câu hỏi : 542286
Phương pháp giải:

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.

Động lượng: \(p = mv\)

Công thức liên hệ s,v,a: \({v^2} - v_0^2 = 2a.s\)

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    Khi đạn nổ, lực tác dụng của không khí rất nhỏ so với nội lực nên được coi như là một hệ kín.

    a) Viên đạn đang bay thẳng đứng, nổ thành 2 mảnh, mảnh thứ nhất bay theo phương ngang nên suy ra \(\vec p \bot \overrightarrow {{p_1}} \)

    Áp dụng ĐLBT động lượng ta có: \(\vec p = \overrightarrow {{p_1}}  + \overrightarrow {{p_2}} \)

    \( \Leftrightarrow p_2^2 = {p^2} + p_1^2 \Leftrightarrow {p_2} = \sqrt {{{\left( {m.v} \right)}^2} + {{\left( {{m_1}.{v_1}} \right)}^2}} \)

    \( \Leftrightarrow {p_2} = \sqrt {{{\left( {10.85} \right)}^2} + {{\left( {6.64} \right)}^2}}  = 932,7\left( {kg.m/s} \right)\)

    Độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai là:

    \({v_2} = \dfrac{{{p_2}}}{{{m_2}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{m - {m_1}}} = \dfrac{{932,7}}{{10 - 6}} = 233m/s\)

    b) Nếu mảnh thứ nhất chếch lên hợp với phương ngang góc \({30^0}\)  

    \( \Rightarrow \left( {\vec p,\overrightarrow {{p_1}} } \right) = 90 + 30 = {120^0} \Rightarrow \widehat {O{p_1}{p_2}} = {60^0}\)

    Khi đó, ta có:\(p_2^2 = {p^2} + p_1^2 - 2p.{p_1}.\cos {60^0}\)

    \( \Leftrightarrow {p_2} = \sqrt {{{\left( {m.v} \right)}^2} + {{\left( {{m_1}.{v_1}} \right)}^2} - 2mv.{m_1}{v_1}.\cos 60} \)

    \( \Leftrightarrow {p_2} = \sqrt {{{\left( {10.85} \right)}^2} + {{\left( {6.64} \right)}^2} - 2.10.85.6.64.\dfrac{1}{2}} \)

    \( \Leftrightarrow {p_2} = 737,3\left( {kg.m/s} \right)\)

    Độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai khi đó là:

    \({v_2} = \dfrac{{{p_2}}}{{{m_2}}} = \dfrac{{737,3}}{{10 - 6}} = 184\left( {m/s} \right)\)

    Khi lên đến vị trí cao nhất thì vận tốc của vật bằng 0. Ta có:

    \({v^2} - v_1^2 = 2gh \Leftrightarrow h = \dfrac{{{0^2} - {{64}^2}}}{{2.\left( { - 10} \right)}} = 204,8m\)

    Vậy độ cao nhất mà mảnh thứ nhất có thể lên đến so với điểm M là 204,8m.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com