Hidrocacbon, nhiên liệu
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Bài 41:
Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường). Trong phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó có 2 chất với thành phần phần trăm thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đều đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu được 2,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 0,188 gam. Đung nóng dung dịch này lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa. Cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn.
Câu hỏi số 1:
Tính m?
Câu hỏi số 2:
Thể tích dung dịch Ca(OH)2 đã dùng ?
Câu hỏi số 3:
Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hidrocacbon?
Câu hỏi số 4:
Tính thành phần % thể tích của 3 hidrocacbon trong hỗn hợp X?
Câu hỏi số 42:
Hãy gán các chất: C4H10 ; CH4; C2H4; C2H2; CH3COONa; CH3COOH; C2H5OH; CH3COOC2H5; CH2 = CHCl ứng với các chữ cái (không trùng lặp) trong sơ đồ trên và viết các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ biến hóa đó. Cho biết số phản ứng tạo thành hợp chất chứa liên kết bội?
Câu hỏi số 43:
Có bao nhiêu CTCT của chất ứng với CTPT C2H4Cl2.
Câu hỏi số 44:
Cho các chất C6H6 (1) (benzen); CH3 – CH2 – CH3 (k); CH3 – C ≡ CH (k); CH3 – CH = CH2 (k); SO2 (k); CO2 (k); FeSO4 (dd); saccarozơ (dd). Chất nào có thể làm nhạt màu dung dịch nước brom, giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học (nếu có). Chất nòa không làm mất màu nước Brom?
Câu hỏi số 45:
Metan bị lẫn một ít tạp chất là CO2, C2H4, C2H2. Trình bày phương pháp hóa học để loại hết tạp chất khỏi metan.
Câu hỏi số 46:
Ba chất hữu cơ mạch hở A, B, C có công thức phân tử tương ứng là : C3H6O, C3H4O2, C6H8O2. Chúng có những tính chất sau:
- Chỉ A và B tác dụng với Na giải phóng khí H2.
- Chỉ B và C tác dụng với dung dịch NaOH.
- A tác dụng với B ( trong điều kiện xúc tác, nhiệt độ thích hợp) thu được sản phẩm là chất C.
Hãy cho biết công thức cấu tạo của A, B, C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu hỏi số 47:
Hiđrocacbon X là chất khí ( ở nhiệt độ phòng, 25oC). Nhiệt phân hoàn toàn X( trong điều kiện không có oxi) thu được sản phẩm C và H2, trong đó thể tích khí H2 thu được gấp đôi thể tích khí X( đo ở cùng điều kiện). Xác định có bao nhiêu công thức phân tử thỏa mãn X.
Bài 48:
Hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon A, B có công thức phân tử dạng CnH2n+2 hơn kém nhau một nhóm –CH2- trong phân tử và etilen. BIết rằng 4,48 lít khí X ở đktc làm mất màu vừa đủ dung dịch có chứa 8,0 gam brom.
Câu hỏi số 1:
Xác định công thức phân tử của các chất A, B có trong hỗn hợp X. BIết tỷ khối hỗn hợp X so với hidro là 16,5.
Câu hỏi số 2:
Đốt cháy hoàn toàn 3,3 gam hỗn hợp khí X, sản phẩm thu được sau phản ứng được dẫn hết vào bình Y chứa 1 lít dung dịch NaOH 0,25M. Số phản ứng xảy ra là?
Câu hỏi số 3:
Tính số mol của các chất tan có trong bình Y.
Bài 49:
Cho hợp chất A mạch hở, trong đó %C = 48,65% (về khối lượng). Đốt cháy hết a mol A cần 3,5a mol O2. Sản phẩm chỉ gồm CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
Câu hỏi số 1:
Xác định công thức phân tử của A.
Câu hỏi số 2:
Số công thức cấu tạo có thể có của A khi biết A là hợp chất đơn chức.
Câu hỏi số 3:
Biết rằng khi đun nóng 7,4 gam A với 200 gam dung dịch NaOH 20% , sau đó cô cạn thu được 44,2 gam chất rắn khan. Xác định CTCT đúng của A.
Bài 50:
Hỗn hợp khí A gồm 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp A với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp khí B. Cho hỗn hợp khí B đi qua bình chứa dung dịch Br2 dư thu được hỗn hợp khí C. Biết tỉ khối hơi của C so với H2 là 8, khối lượng bình chứa dung dịch Br2 tăng 0,82 gam.
Câu hỏi số 1:
Hỗn hợp C gồm những khí nào?
Câu hỏi số 2:
Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp khí C.
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com