Kim loại
Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!
Câu hỏi số 161:
E là oxit kim loại M, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho dòng khí CO (thiếu) đi qua ống sứ chứa x g chất E đốt nóng. Sau phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là y gam. Hòa tan hết y gam này vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch F và khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch F thu được 3,7x gam muối G. Giả thiết hiệu suất các phản ứng là 100%. Xác định công thức của E, G. Tính thể tích NO (đktc) theo x, y.
Bài 162:
Hòa tan a gam kim loại M cần vừa đủ 200 gam dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch muối có nồng độ 11,966%.
Câu hỏi số 1:
Tính a?
Câu hỏi số 2:
Xác định kim loại M?
Bài 163:
Hỗn hợp A gồm hai kim loại Mg và Zn; dung dịch B là dung dịch HCl nồng độ CM, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho 2,02 gam A vào cốc đựng 200ml dung dịch B, sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết thu được 4,86 gam chất rắn.
- Thí nghiệm 2: Cho 2,02 gam A vào cốc đựng 400 ml dung dịch B, sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết thu được 5,57 gam chất rắn.
Câu hỏi số 1:
1. Tính khối lượng lần lượt 2 kim loại Mg và Zn trong 10,1 gam A.
Câu hỏi số 2:
2. Tính thể tích khí bay ra ở điều kiện tiêu chuẩn trong thí nghiệm 1 và tính CM của dung dịch B.
Câu hỏi số 164:
Khi hòa tan b gam một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 14% thu được dung dịch muối có nồng độ 16,22%. Xác định kim loại hóa trị II.
Câu hỏi số 165:
Cho a mol kim loại M (hóa trị n không đổi) tan vừa hết trong dung dịch chứa a mol H2SO4 thu được muối A và khí B. Lượng khí B được hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch NaOH tạo thành muối.
Biện luận xác định lần lượt khí B, hóa trị n của kim loại M và viết phương trình hóa học.
Câu hỏi số 166:
Cho các thí nghiệm sau:
1.Cho bột Al vào dung dịch NaCl
2.Cho một mẩu Na vào dung dịch FeCl3
3.Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư
4.Sục từ từ SO2 vào nước vôi trong cho đến dư khí SO2
Có mấy phương trình phản ứng xảy ra?
Câu hỏi số 167:
Hòa tan hoàn toàn muối cacbonat của kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% ta thu được dung dịch muối có C% = 14,18%. Xác định công thức muối cacbonat
Câu hỏi số 168:
Hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, Ag, MgO. Hãy trình bày cách tách từng chất ra khỏi hỗn hợp X. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra(nếu có) để minh họa. Cho biết có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra:
Câu hỏi số 169:
Cho sơ đồ phản ứng sau
(a) H2O + Na + X1 → X2 ↓ + …+ X3
(b) X2 X5 + H2O
(c) X1 + X4 → X2 ↓ + X3
(d) BaCl2 + X1 → X6 + BaSO4 ↓
X1 là muối của kim loại hóa trị II. Khối lượng mol của X1 lớn hơn khối lượng mol của X2 kaf 62 gam
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trên và cho biết các chất X1 , X2 , X3, X4 X5, X6 là
Câu hỏi số 170:
Hòa tan 4 gam hỗn hợp Fe và một kim loại hóa trị 2 vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại hóa trị 2 cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500 ml dung dịch HCl 1M. Tìm kim loại hóa trị 2?
Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!
>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com