Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Chọn đáp án đúng nhất:

Chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\left| {x + 5} \right| - \frac{2}{{\sqrt y  - 2}} = 4\\\left| {x + 5} \right| + \frac{1}{{\sqrt y  - 2}} = 3\end{array} \right.\)

A. \(\left( {x;\,y} \right) = \left( {1;\,1} \right)\)

B. \(\left( {x;\,y} \right) = \left( {0;\,1} \right)\)

C. \(\left( {x;\,y} \right) = \left( {1;\,2} \right)\)

D. Vô nghiệm

Câu hỏi : 305914
Phương pháp giải:

Đặt 2 ẩn phụ đưa hệ phương trình đã cho về hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn.


+) Đặt điều kiện cho ẩn phụ.


+) Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, so sánh điều kiện và thay ngược lại để tìm nghiệm của hệ phương trình ban đầu.

  • Đáp án : D
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left| {x + 5} \right| - \frac{2}{{\sqrt y  - 2}} = 4}\\{\left| {x + 5} \right| + \frac{1}{{\sqrt y  - 2}} = 3}\end{array}} \right.\)

    Điều kiện: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sqrt y  \ne 2}\\{y > 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y \ne 4}\\{y \ge 0}\end{array}} \right.\)      

    Đặt  \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = \left| {x + 5} \right|\;\;\;(a \ge 0)}\\{b = \frac{1}{{\sqrt y  - 2}}}\end{array}} \right.\)

    Hệ phương trình đã cho tương đương với:

    \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a - 2b = 4}\\{a + b = 3}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = \frac{{10}}{3}\;\;\left( {tm} \right)}\\{b = \frac{{ - 1}}{3}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left| {x + 5} \right| = \frac{{10}}{3}}\\{\frac{1}{{\sqrt y  - 2}} = \frac{{ - 1}}{3}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}x + 5 = \frac{{10}}{3}\\x + 5 =  - \frac{{10}}{3}\end{array} \right.\\\sqrt y  - 2 =  - 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left[ \begin{array}{l}x =  - \frac{{25}}{3}\\x =  - \frac{5}{3}\end{array} \right.}\\{\sqrt y  =  - 1\;\;\left( {VN} \right)}\end{array}} \right..\)

    Vậy hệ phương trình vô nghiệm.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 2: Cho phương trình \({x^2} - 2(m + 1)x + {m^2} = 0.\)
Giải phương trình khi \(m = 4.\)

A. \(S = \left\{ {2;\,8} \right\}\)

B. \(S = \left\{ {4;\,6} \right\}\)

C. \(S = \left\{ {2;\,4} \right\}\)

D. \(S = \left\{ {1;\,4} \right\}\)

Câu hỏi : 305915
Phương pháp giải:

Thay m vào phương trình và giải phương trình.

  • Đáp án : A
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Khi \(m = 4\) ta có phương trình:  \(\left( * \right) \Leftrightarrow {x^2} - 10x + 16 = 0\)

     Có: \(\Delta ' = b{'^2} - ac = 25 - 16 = 9 \Rightarrow \sqrt {\Delta '}  = 3\)

    \( \Rightarrow \) Phương trình có hai nghiệm phân biệt: \(\left[ \begin{array}{l}{x_1} = 5 + 3 = 8\\{x_2} = 5 - 3 = 2\end{array} \right..\)

    Vậy với \(m = 4\) thì phương trình đã cho có tập nghiệm \(S = \left\{ {2;\;8} \right\}.\)

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 3: Cho phương trình \({x^2} - 2(m + 1)x + {m^2} = 0.\)
Tìm\(m\)để phương trình có hai nghiệm \({x_1};{x_2}\) sao cho \({x_1}^2 + {x_2}^2 = 4\sqrt {{x_1}.{x_2}} .\)

A. \(m = 3 + \sqrt 7 \)

B. \(m =  - 3 - \sqrt 7 \)

C. \(\left[ \begin{array}{l}m =  - 3 + \sqrt 7 \\m =  - 3 - \sqrt 7 \end{array} \right.\)

D. \(m =  - 3 + \sqrt 7 \)

Câu hỏi : 305916
Phương pháp giải:

Tìm m để phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt, biến đổi biểu thức đề bài cho theo tổng và tích. Áp dụng định lý Vi-et ta có biểu thức của tổng và tích hai nghiệm thay vào biểu thức đề bài cho tìm m.

  • Đáp án : D
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2} \Leftrightarrow \Delta ' > 0\)

    \( \Leftrightarrow {\left( {m + 1} \right)^2} - {m^2} > 0 \Leftrightarrow 2m + 1{\rm{ }} > 0 \Leftrightarrow m >  - \frac{1}{2}\)

    Áp dụng định lý Vi-et ta có:  \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{x_1} + {x_2} = 2\left( {m + 1} \right)}\\{{x_1}{x_2} = {m^2}}\end{array}} \right.\)

    Theo đề bài ta có :

     \(\begin{array}{l}{x_1}^2 + {x_2}^2 = 4\sqrt {{x_1}.{x_2}}  \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = 4\sqrt {{x_1}{x_2}} \\ \Leftrightarrow 4{\left( {m + 1} \right)^2} - 2{m^2} = 4\left| m \right|\\ \Leftrightarrow 2{\left( {m + 1} \right)^2} - {m^2} = 2\left| m \right|\;\;\\ \Leftrightarrow {m^2} + 4m + 2 = 2\left| m \right|\;\;\left( 1 \right)\end{array}\)

    TH1: \(m \ge 0\)

    Ta có : \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow {m^2} + 4m + 2 = 2m \Leftrightarrow {m^2} + 2m + 2 = 0 \Leftrightarrow {\left( {m + 1} \right)^2} + 1 = 0 \Rightarrow \) phương trình vô nghiệm.

    TH2: \(m < 0\)

    Ta có \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow {m^2} + 4m + 2 =  - 2m \Leftrightarrow {m^2} + 6m + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m =  - 3 + \sqrt 7 \\m =  - 3 - \sqrt 7 \end{array} \right.\)

    Kết hợp với điều kiện \(m >  - \frac{1}{2}\) ta có \(m =  - 3 + \sqrt 7 \) thỏa mãn điều kiện bài toán.

    Vậy \(m =  - 3 + \sqrt 7 .\)

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com