Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Chọn đáp án đúng nhất:

Chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm \(A\left( { - 1;2} \right)\) và \(B\left( {1;5} \right)\). Lập phương trình tham số và phương trình tổng quát của đường thẳng AB.

A. \(3x - 2y + 7 = 0\)

B. \(3x - 2y + 5 = 0\)

C. \(3x - 2y + 3 = 0\)

D. \(3x - 2y + 1 = 0\)

Câu hỏi : 327547
Phương pháp giải:

Xác định VTCP để viết phương trình tham số, VTPT để viết phương trình tổng quát

  • Đáp án : A
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Ta có: \(\overrightarrow {AB}  = \left( {2;3} \right)\) là một VTCP của đường thẳng AB.

    \( \Rightarrow \overrightarrow n  = \left( {3; - 2} \right)\) là một VTPT của đường thẳng AB.

    Ta có: \(A\left( { - 1;2} \right) \in AB\)

    \( \Rightarrow \) Phương trình tham số của đường thẳng AB: \(\left\{ \begin{array}{l}x =  - 1 + 2t\\y = 2 + 3t\end{array} \right.\,\,\,\,\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\)

    Phương trình tổng quát của đường thẳng AB: \(3\left( {x + 1} \right) - 2\left( {y - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow 3x - 2y + 7 = 0\)

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm \(I\left( {2;3} \right)\) và đường thẳng \(\Delta :3x - 4y - 4 = 0\). Tính khoảng cách từ điểm I đến đường thẳng \(\Delta \) và lập phương trình đường tròn tâm I tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta \).

A. \(d\left( {I;\Delta } \right) = \sqrt 2 \,\,;\,\,{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 2\)

B. \(d\left( {I;\Delta } \right) = 2\,\,;\,\,{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 4\)

C. \(d\left( {I;\Delta } \right) = 2\,\,;\,\,{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 4\)

D. \(d\left( {I;\Delta } \right) = \sqrt 2 \,\,;\,\,{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 2\)

Câu hỏi : 327548
Phương pháp giải:

Cho đường thẳng \(\Delta :ax + by + c = 0\) và điểm \({M_0}\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) \( \Rightarrow {d_{\left( {{M_0};\Delta } \right)}} = \frac{{\left| {a{x_0} + b{y_0} + c} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\)


Đường thẳng \(\Delta \) là tiếp tuyến của đường tròn \(\left( {O,R} \right) \Leftrightarrow d\left( {O,\Delta } \right) = R\)


Phương trình đường tròn tâm \(I\left( {a;\,b} \right),\,\,\) bán kính \(R:\,\,{\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} = {R^2}.\)

  • Đáp án : C
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Ta có: \(d\left( {I,\Delta } \right) = \frac{{\left| {3.2 - 4.3 - 4} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {4^2}} }} = \frac{{10}}{5} = 2\)

    Đường thẳng \(\Delta \) tiếp xúc đường tròn \(\left( {I,R} \right) \Leftrightarrow R = d\left( {I,\Delta } \right) = 2\)

    Vậy phương trình đường tròn cần tìm là \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 4.\)

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 3: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường thẳng \({\Delta _1}:x - y - 1 = 0\) và \({\Delta _2}:x + my + 2 = 0\). Xác định giá trị của \(m\) biết rằng góc giữa hai đường thẳng đã cho bằng \({45^o}\).

A. \(m =  - 1\)

B. \(m = 0\)

C. \(m = 1\)

D. \(m = 2\)

Câu hỏi : 327549
Phương pháp giải:

Góc giữa hai đường thẳng bằng góc giữa 2 VTPT (VTCP) của 2 đường thẳng đó


\(\cos \left( {\overrightarrow a ;\overrightarrow b } \right) = \frac{{\left| {\overrightarrow a .\overrightarrow b } \right|}}{{\left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|}}\)

  • Đáp án : B
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Ta có: \({\Delta _1}\) nhận \(\overrightarrow {{n_1}}  = \left( {1; - 1} \right)\) là một VTPT

              \({\Delta _2}\) nhận \(\overrightarrow {{n_2}}  = \left( {1;m} \right)\) là một VTPT

    Góc giữa hai đường thẳng đã cho bằng \({45^o}\)\( \Leftrightarrow \) \(\cos \left( {{\Delta _1},{\Delta _2}} \right) = \cos {45^o} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)

    \(\begin{array}{l}\cos \left( {\overrightarrow {{n_1}} ,\overrightarrow {{n_2}} } \right) = \frac{{\sqrt 2 }}{2} \Leftrightarrow \frac{{\left| {\overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow {{n_2}} } \right|}}{{\left| {\overrightarrow {{n_1}} } \right|.\left| {\overrightarrow {{n_2}} } \right|}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2} \Leftrightarrow \frac{{\left| {1.1 + \left( { - 1} \right).m} \right|}}{{\sqrt {1 + 1} .\sqrt {1 + {m^2}} }} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\\ \Leftrightarrow \frac{{\left| {1 - m} \right|}}{{\sqrt 2 .\sqrt {1 + {m^2}} }} = \frac{{\sqrt 2 }}{2} \Leftrightarrow \left| {1 - m} \right| = \sqrt {1 + {m^2}}  \Leftrightarrow 1 - 2m + {m^2} = 1 + {m^2}\\ \Leftrightarrow 2m = 0 \Leftrightarrow m = 0.\end{array}\)

     Vậy với \(m = 0\) thỏa mãn yêu cầu đề bài.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com