Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right)\), đường kính \(AB\). Kẻ hai tiếp tuyến \(Ax,By\) với đường tròn (\(Ax,By\) cùng nửa mặt phẳng bờ \(AB\)). \(M\) là điểm bất kì thuộc nửa đường tròn (khác \(A,B\), nằm trong nửa mặt phẳng bờ \(AB\) chứa \(Ax,By\)). Tiếp tuyến của đường tròn tại \(M\) cắt \(Ax,By\) lần lượt tại \(C\) và \(D\). Nối \(MA\) cắt \(OC\) tại \(E\). Nối \(MB\) cắt \(OD\) tại \(F\).

1) Chứng minh tứ giác \(OEMF\) là hình chữ nhật. (1,0 điểm)

2) Chứng minh \(AC.BD\) không đổi khi \(M\) chuyển động trên nửa đường tròn. (1,0 điểm)

3) Cho \(BD = R\sqrt 3 \). Tính \(AM\). (1,0 điểm)

4) Kẻ \(MH \bot AB\) tại \(H\). Chứng minh rằng khi \(M\) di động trên nửa đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) thì đường tròn ngoại tiếp tam giác \(HEF\) luôn đi qua một điểm cố định. (0,5 điểm)

Câu 540626: Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right)\), đường kính \(AB\). Kẻ hai tiếp tuyến \(Ax,By\) với đường tròn (\(Ax,By\) cùng nửa mặt phẳng bờ \(AB\)). \(M\) là điểm bất kì thuộc nửa đường tròn (khác \(A,B\), nằm trong nửa mặt phẳng bờ \(AB\) chứa \(Ax,By\)). Tiếp tuyến của đường tròn tại \(M\) cắt \(Ax,By\) lần lượt tại \(C\) và \(D\). Nối \(MA\) cắt \(OC\) tại \(E\). Nối \(MB\) cắt \(OD\) tại \(F\).

1) Chứng minh tứ giác \(OEMF\) là hình chữ nhật. (1,0 điểm)

2) Chứng minh \(AC.BD\) không đổi khi \(M\) chuyển động trên nửa đường tròn. (1,0 điểm)

3) Cho \(BD = R\sqrt 3 \). Tính \(AM\). (1,0 điểm)

4) Kẻ \(MH \bot AB\) tại \(H\). Chứng minh rằng khi \(M\) di động trên nửa đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) thì đường tròn ngoại tiếp tam giác \(HEF\) luôn đi qua một điểm cố định. (0,5 điểm)

Câu hỏi : 540626
  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    a) Tứ giác \(OEMF\) là hình chữ nhật

    \(CA,CM\) là hai tiếp tuyến của \(\left( O \right)\) (gt)

    \( \Rightarrow OC\) là phân giác \(\angle AOM\) (t/c hai tiếp tuyến cắt nhau)

    Xét \(\Delta OAM:OA = OM = R\)

    \( \Rightarrow \Delta OAM\) cân tại \(O\) (dhnb tam giác cân)

    Mà \(OC\) là phân giác \(\angle AOM\left( {cmt} \right)\)

    \( \Rightarrow OC \bot AM\) (t/c tam giác cân)

    \( \Rightarrow \angle OEM = {90^0}\)

    Chứng minh tương tự: \(\angle OFM = {90^0}\)

    Xét \(\left( O \right):\angle AMB = {90^0}\) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

    Xét tứ giác \(OEMF:\left\{ \begin{array}{l}\angle EMF = {90^0}\left( {cmt} \right)\\\angle OEM = {90^0}\left( {cmt} \right)\\\angle OFM = {90^0}\left( {cmt} \right)\end{array} \right.\)

    \( \Rightarrow \) Tứ giác \(OEMF\) là hình chữ nhật (đpcm).

    b) \(CA,CM\) là hai tiếp tuyến của \(\left( O \right) \Rightarrow CA = CM\) (t/c hai tiếp tuyến cắt nhau)

    Chứng minh tương tự: \(DB = DM\)

    \(\Delta COD\) vuông tại \(O\,(\angle EOF = {90^0},OEMF\) là hình chữ nhật\()\)

    Mà \(OM \bot CD\,(CD\) là tiếp tuyến của \(\left( O \right))\)

    \( \Rightarrow MC.MD = M{O^2}\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

    Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}MC = CA;MD = BD\left( {cmt} \right)\\MO = R\end{array} \right.\)

    \( \Rightarrow CA.DB = {R^2}\) không đổi.

    c) \(\Delta OBD\) vuông tại \(B\)

    \(\tan \angle BOD = \dfrac{{BD}}{{OB}} = \dfrac{{R\sqrt 3 }}{R} = \sqrt 3 \)

    \( \Rightarrow \angle BOD = {60^0} \Rightarrow \angle OBF = {30^0}\,\,(\Delta OBF\) vuông tại \(F)\)

    Xét \(\Delta AMB\) vuông tại \(M\)

    \(AM = AB.\sin \angle ABM = 2R\sin {30^0} = 2R.\dfrac{1}{2} = R\)

    Vậy \(AM = R\).

    d) \(\Delta AHM\) vuông tại \(H\)

    \(HE\) là trung tuyến (\(E\) là trung điểm của \(AM\))

    \( \Rightarrow HE = \dfrac{1}{2}AM\) (t/c đường trung tuyến ứng với cạnh huyền)

    \( \Leftrightarrow HE = EM\)

    Chứng minh tương tự: \(HF = FM\)

    Ta chứng minh được: \(\Delta EHF = \Delta EHF\left( {c.c.c} \right) \Rightarrow \angle EHF = \angle EMF = {90^0}\)

    Xét tứ giác \(OHEF:\angle EHF = \angle EOF = {90^0}\)

                                   \(H,O\) là hai đỉnh kề nhau

    \( \Rightarrow OHEF\) là tứ giác nội tiếp

    \( \Rightarrow \) Đường tròn ngoại tiếp \(\Delta HEF\) đi qua \(O\) cố định.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com