Một lớp có \(51\) học sinh làm bài kiểm tra Hóa, không có ai bị điểm dưới \(3\) và có \(5\)
Một lớp có \(51\) học sinh làm bài kiểm tra Hóa, không có ai bị điểm dưới \(3\) và có \(5\) học sinh được điểm \(10.\) Chứng minh rằng ít nhất cũng tìm được \(7\) học sinh có điểm kiểm tra bằng nhau (điểm kiểm tra là một số tự nhiên từ \(0\) đến \(10\)).
Quảng cáo
- Sử dụng nguyên lý Dirichlet cơ bản: Nếu nhốt \(n\) thỏ vào \(m\) lồng, với \(n > m,\) nghĩa là số thỏ nhiều hơn số lồng, thì ít nhất cũng có một lồng nhốt không ít hơn hai con thỏ.
- Phân tích: Ta coi học sinh như các con thỏ, ta lập được các cái lồng là các lồng chứa những học sinh có cùng số điểm ở bài kiểm tra.
Số học sinh có điểm bài kiểm tra từ \(3\) đến \(9\) là: \(51 - 5 = 46\)
Ta có: \(46 = 7.6 + 4\)
Như vậy, khi phân chia \(46\) học sinh vào \(7\) loại điểm kiểm tra (từ \(3\) đến \(9\)) thì theo nguyên lý Dirichlet luôn tồn tại ít nhất \(6 + 1 = 7\) học sinh có điểm kiểm tra giồng nhau (đpcm).
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com